Dự kiến thành lập thêm 1 Tòa án nhân dân cấp cao mới theo Chỉ thị 04? Ai có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất thành thêm Tòa án nhân dân cấp cao mới?

(có 1 đánh giá)

Dự kiến thành lập thêm một Tòa án nhân dân cấp cao mới theo Chỉ thị 04? Ai có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất thành thêm Tòa án nhân dân cấp cao mới? Hiện tại ở Việt nam có bao nhiêu tòa án nhân dân cấp cao?

Dự kiến thành lập thêm 1 Tòa án nhân dân cấp cao mới theo Chỉ thị 04?

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Chỉ thị 04/2024/CT-CA quy định về kiện toàn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân như sau:

4. Kiện toàn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân

4.2. Thành lập các Tòa án nhân dân cấp cao, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp cao

Rà soát khối lượng công việc của các Tòa án nhân dân cấp cao để nghiên cứu, đề xuất việc thành lập thêm 01 Tòa án nhân dân cấp cao nhằm khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết, xét xử các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay.

Thành lập, quy định số lượng các tòa, vụ trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao phải căn cứ vào tình hình công việc thực tế phải giải quyết của mỗi tòa, vụ, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sử dụng hiệu quả, hợp lý biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.

Như vậy, chỉ thị 04 được ban hành ngày 31/7/2024 có đề cập đến việc rà soát khối lượng công việc của các Tòa án nhân dân cấp cao để nghiên cứu, đề xuất việc thành lập thêm 01 Tòa án nhân dân cấp cao nhằm khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết, xét xử các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay.

Bên cạnh đó, chỉ thị cũng nêu rõ việc thành lập, quy định số lượng các tòa, vụ trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao phải căn cứ vào tình hình công việc thực tế phải giải quyết của mỗi tòa, vụ, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sử dụng hiệu quả, hợp lý biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.

Ai có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất thành thêm Tòa án nhân dân cấp cao mới?

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Chỉ thị 04/2024/CT-CA quy định về kiện toàn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân như sau:

4. Kiện toàn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân

4.2. Thành lập các Tòa án nhân dân cấp cao, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp cao

Vụ Tổ chức - Cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất việc thành lập các tòa, vụ mới, số lượng các tòa, vụ trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao.

Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các Tòa án nhân dân cấp cao và các đơn vị liên quan đề xuất cơ quan có thẩm quyền xác định trụ sở các Tòa án nhân dân cấp cao là mục tiêu quan trọng về chính trị được lực lượng Cảnh sát nhân dân canh gác, bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vụ Tổ chức - Cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất việc thành lập các tòa, vụ mới, số lượng các tòa, vụ trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao.

Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các Tòa án nhân dân cấp cao và các đơn vị liên quan đề xuất cơ quan có thẩm quyền xác định trụ sở các Tòa án nhân dân cấp cao là mục tiêu quan trọng về chính trị được lực lượng Cảnh sát nhân dân canh gác, bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Dự kiến thành lập thêm 1 Tòa án nhân dân cấp cao mới theo Chỉ thị 04? Ai có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất thành thêm Tòa án nhân dân cấp cao mới?

Dự kiến thành lập thêm 1 Tòa án nhân dân cấp cao mới theo Chỉ thị 04? (Hình từ Internet)

Hiện tại ở Việt nam có bao nhiêu Tòa án nhân dân cấp cao?

Theo Điều 1 Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 quy định như sau:

Điều 1.

Thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao, cụ thể như sau:

1. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.

2. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng; các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng.

3. Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, hiện nay ở Việt nam có 3 tòa án nhân dân cấp cao ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

(có 1 đánh giá)
Theo Phạm Thị Xuân Hương
2.212