Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho vị trí nhân viên pháp chế ngân hàng
Các tổ chức, doanh nghiệp đều rất coi trọng và thực hiện nghiêm chỉnh quá trình phỏng vấn để tìm được ứng viên phù hợp. Nhân viên pháp chế ngân hàng là một vị trí tương đối khó vì vậy tiêu chuẩn ứng viên cũng theo đó cũng bị đòi hỏi rất cao. Dưới đây là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng dung để hỏi khi tuyển dụng vị trí nhân viên pháp chế ngân hàng. Bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các câu trả lời phỏng vấn am hiểu tường tận vị trí làm việc cũng như nắm rõ kiến thức pháp luật liên quan chuyên ngành để lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng.
- Phần câu hỏi phỏng vấn chung
- 1. Bạn giới thiệu về bản thân mình?
- 2. Tại sao lại chuyển việc/nghỉ việc (đối với ứng viên có kinh nghiệm)?
- 3. Em hiểu gì về vị trí đang ứng tuyển?
- 4. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
- 5. Tại sao em nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Em có tố chất gì phù hợp với vị trí này?
- 6. Em có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Em thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào?
- 7. Tại sao em chọn ngân hàng chúng tôi?
- 8. Nếu anh/chị đề xuất em sang vị trí khác em có nhận không? (câu hỏi này có thể là "bẫy" )
- 9. Ngoài ứng tuyển ở đây, bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
- 10. Nếu bạn trúng tuyển ở cả đây và một/một số ngân hàng khác, bạn sẽ chọn ngân hàng nào?
- Phần câu hỏi phỏng vấn pháp chế ngân hàng
>> Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?
Hình từ Internet
Phần câu hỏi phỏng vấn chung
1. Bạn giới thiệu về bản thân mình?
Sẽ có rất nhiều ứng viên cùng phỏng vấn ứng tuyển vị trí giống bạn vì thế nên thời gian có hạn hãy chú ý giới thiệu bản thân ngắn gọn đầy đủ súc tích trong vòng 2-3 phút (gồm: Họ tên, Tốt nghiệp, Kinh nghiệm làm việc ngắn gọn, Sở trường, Định hướng công việc)
2. Tại sao lại chuyển việc/nghỉ việc (đối với ứng viên có kinh nghiệm)?
Đây là một câu hỏi nhạy cảm bạn có thể nói dối hoặc nói thật vì có rất nhiều lý do khiến bạn quyết định chuyển việc nhưng nguyên tắc là không kể lể, nói xấu công ty cũ, đồng nghiệp cũ.
3. Em hiểu gì về vị trí đang ứng tuyển?
Tìm hiểu rõ ràng vị trí ứng tuyển, mô tả công việc cho vị trí này
4. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Tuy nhiên hãy cố gắng lựa chọn những điểm mạnh của bản thân phù hợp phát triển với công việc trả lời nhà tuyển dụng.
Nêu điểm yếu và giải pháp kèm theo khắc phục khuyết điểm để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
5. Tại sao em nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Em có tố chất gì phù hợp với vị trí này?
Đây chính là dạng câu hỏi nêu thế mạnh bản thân có gì phù hợp với công việc. Hãy thể hiện tinh thần cầu thị và sẽ cống hiến hết mình cho công ty với những gì bản thân hiện có
6. Em có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Em thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào?
Câu trả lời dĩ nhiên là có vì đây là những kiến thức chuyên ngành cốt lõi để có thể đảm nhận vị trí này.
Kinh doanh ngân hàng khó khăn nhưng có thể lường trước được thế khó, có những biện pháp phù hợp với thời buổi kinh tế để cải thiện doanh thu, thu nhập.
7. Tại sao em chọn ngân hàng chúng tôi?
Câu hỏi này chính là một dạng câu hỏi để nhà tuyển dụng đánh giá sự hiểu biết của bạn về ngân hàng. Vì thế hãy cố gắng tìm hiểu kỹ về ngân hàng mà bạn tham gia ứng tuyển.
8. Nếu anh/chị đề xuất em sang vị trí khác em có nhận không? (câu hỏi này có thể là "bẫy" )
Việc phân bổ vị trí nên phù hợp với năng lực của nhân viên nên nếu ngân hàng thấy được tiềm năng thì vẫn có thể sẵn sàng hỗ trợ vị trí khác tuy nhiên phải có thời hạn và có sự thỏa thuận rõ ràng.
9. Ngoài ứng tuyển ở đây, bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
Bạn có thể trả lời có hoặc không nhưng nếu trả lời có thì cần chuẩn bị tiếp câu trả lời cho dạng câu hỏi thứ 10.
10. Nếu bạn trúng tuyển ở cả đây và một/một số ngân hàng khác, bạn sẽ chọn ngân hàng nào?
Việc lựa chọn giữa các ngân hàng là quyết định của ứng viên tuy nhiên sẽ không mất mát gì nếu bạn trả lời sẽ chọn ngân hàng mà bạn đang tham gia phỏng vấn. Kèm theo đó là những sự phát triển, phúc lợi hay môi trường làm việc tốt mà bạn đã tìm hiểu trước đó là yếu tố để giữ chân bạn lại.
Phần câu hỏi phỏng vấn pháp chế ngân hàng
- Các dạng câu hỏi này sẽ xoay quanh luật tín dụng, luật dân sự, luật đất đai và quy chế văn bản pháp luật liên quan và có một số kiến thức nhất định liên quan pháp chế. Các câu hỏi tình huống để xử lý.
- Các câu hỏi liên quan đến hình thức vay, vay vốn, cầm cố tài sản.
- Rủi ro tài chính mà ngân hàng phải đối mặt. Các phương pháp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Các tình huống về soạn thảo hợp đồng, kỹ năng soạn thảo hợp đồng.
- Các câu hỏi liên quan đến hồ sơ tín dụng.
- Quyền và nghĩa vụ khách hàng.
- Các tình huống liên quan vay vốn, hợp đồng, tài sản cầm cố, bảo lãnh,…
-
Làm mất sổ tiết kiệm có rút tiền được không?
Cập nhật 3 năm trước -
Ngân hàng được phát hành thẻ bằng phương thức điện tử từ năm 2022
Cập nhật 3 năm trước -
Tại sao phải "khai tử" thẻ từ ATM để chuyển sang thẻ chip?
Cập nhật 2 năm trước -
Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm vào tài khoản người khác
Cập nhật 3 năm trước -
Nhân viên xử lý nợ ngân hàng làm việc gì?
Cập nhật 2 năm trước -
Xài tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật?
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước