9 Sai lầm thường thấy của Ứng viên trong buổi phỏng vấn
Ứng viên khi đi phỏng vấn thường sẽ chuẩn bị rất kỹ để có một buổi phỏng vấn thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn nhiều bạn vẫn gặp không ít sai sót và dưới đây là 10 sai lầm thường thấy của ứng viên trong buổi phỏng vấn.
Bị bắt thóp khi đang nói dối
Trên thực tế, nói dối là lỗi nghiêm trọng trong quá trình ứng tuyển đồng thời ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ứng viên.
Hầu hết ứng viên nói dối về những vấn đề sau:
- Bằng cấp, bảng điểm: "Tôi đã tốt nghiệp với điểm trung bình 4.0 từ một trường đại học top đầu".
- Chức danh và/hoặc trách nhiệm trước đây: "Với tư cách là CEO/trưởng nhóm, tôi đã giám sát 50/10 người".
- Kết quả công việc trước đó: "Tôi giúp công ty tăng doanh số 150%".
- Thời gian làm việc: "Tôi có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này".
- Mức độ thành thạo: "Tôi nói thông thạo tiếng Anh và chuyên sâu về Excel".
Những câu nói dối này sẽ bị NTD phát hiện ngay lập tức khi họ yêu cầu bạn làm một bài test hay là hỏi những câu hỏi xoáy chuyên môn. Thế nên tốt nhất hãy trung thực và đừng nói dối.
Chia sẻ tiêu cực về công ty cũ
Đây là một trong những điều tối kỵ mà Nhân Lực Ngành Luật đã chia sẻ đến các bạn Ứng viên trong các bài viết trước đó. Việc nói xấu công ty cũ hay thậm chí là các câu chuyện bên lề không hay về nơi bạn đã làm việc sẽ khiến NTD có ấn tượng không tốt về bạn. Tips là tuyệt đối giữ im lặng và kín tiếng nhất có thể khi nhắc về công ty cũ để không lộ bất kỳ sơ hở nào.
Thiếu kiến thức về ngành cũng như đối thủ
Trước khi đi phỏng vấn bạn nên giành thời gian để tìm hiểu về chuyên ngành mà bạn làm. Về thị trường, đối thủ, các thị hiếu,… để show kiến thức cho NTD.
Nhận điện thoại trả lời tin nhắn trong lúc phỏng vấn
Trường hợp này có vẻ ít xảy ra tuy nhiên không phải là không có. Hình ảnh các bạn ứng viên dùng điện thoại trong lúc đang đợi đến lượt mình phỏng vấn. Dù chưa phải đến tên của bạn tuy nhiên cũng NTD vẫn luôn quan sát và đánh giá được bạn ngay trước khi bước vào buổi phỏng vấn.
Trang phục không phù hợp
Vấn đề trang phục trang nhã, lịch sự luôn là tiêu chí NTD đánh giá ứng viên đầu tiên. Thế nhưng không ít bạn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của hình thức trong lúc tham gia phỏng vấn.
Không nắm được thông tin về vị trí đang ứng tuyển, công ty đang ứng tuyển
Đây là điều cơ bản của một ứng viên khi tham gia phỏng. Trước khi phỏng vấn bạn cần phải tìm hiểu rõ mô tả công việc vị trí bạn ứng tuyển cũng như là tìm hiểu công ty là công ty lớn hay nhỏ, văn hóa công ty ra sao,…
Việc tìm hiểu trước công việc và công ty không chỉ để thể hiện sự hiểu biết của bạn đối với NTD mà còn để chính bản thân bạn cân nhắc rằng mình có thật sự phù hợp với công việc này không.
Thái độ tự phụ, nói năng ngạo mạn
Thái độ này thường chỉ xuất hiện ở các bạn ứng viên trẻ tuổi mới ra trường. Hay nói vui là “chưa trải sự đời” có thể bạn không cố ý nhưng phong cách nói chuyện của bạn sẽ khiến NTD đánh giá sai. Cho dù bạn có đạt thủ khoa hay đạt nhiều thành tích tốt ở trường thì ngoài xã hội có rất nhiều người ưu tú hơn bạn. Chưa kể ngày nay tuyển dụng bên cạnh đánh giá trình độ thì thái độ cũng được rất nhiều NTD quan tâm. Thế nên hãy cư xử đúng mực khi tham gia phỏng vấn.
Tỏ vẻ thiếu trách nhiệm
Việc thiếu trách nhiệm thường sẽ thể hiện thông qua câu trả lời của ứng viên. Các cách thức trả lời: em không chắc, em không biết, em chưa tìm hiểu nữa,… đây chính là những yếu tố thể hiện ứng viên là người thiếu trách nhiệm
Ngôn ngữ cơ thể thiếu chuyên nghiệp
Đây có thể là lỗi mà không ai muốn nhất. Cơ thể là bản năng của mỗi người thế nên việc khua chân múa tay loạn xạ để thể hiện lời nói của mình không phải là chuyện lạ. Thế nên khi bạn tham gia phỏng vấn hãy cố gắng kiểm soát cơ thể của mình để hoàn thành phỏng vấn tốt nhất nhé.
-
Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
Cập nhật 1 tháng trước -
Câu hỏi tình huống khi phỏng vấn phổ biến và cách trả lời
Cập nhật 2 tháng trước -
Các bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng mà ứng viên cần biết
Cập nhật 6 tháng trước -
Nằm lòng 7 điều này bạn sẽ rất tự tin khi phỏng vấn
Cập nhật 2 năm trước -
Bạn đã hiểu đúng về câu hỏi phỏng vấn: “Mục tiêu 05 năm tới của em là gì?”
Cập nhật 2 tháng trước -
Trượt phỏng vấn thực tập: Nguyên nhân từ đâu?
Cập nhật 2 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước