04 điều sinh viên cần lưu ý khi đi làm thêm

(có 5 đánh giá)

Làm thêm là quãng thời gian trải nghiệm đáng nhớ thời sinh viên. Công việc làm thêm không chỉ giúp ta có thêm một khoản tiền tiêu vặt hằng tháng mà còn giúp sinh viên tăng một số kỹ năng sống cần thiết. Thế nhưng không phải ai cũng có những kỷ niệm đẹp trong quá trình làm thêm, thậm chí là bị lừa hay bị bốc lột sức lao động. Dưới đây là 04 điều sinh viên cần lưu ý khi đi làm thêm để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Đóng các khoản tiền ký quỹ, đặt cọc để được làm thêm

Pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Thế nên khi đi làm thêm bên phía chủ quán, chủ tiệm, chủ doanh nghiệp yêu cầu sinh viên nộp một khoản tiền ngay lập tức để giữ chỗ làm hay phí đồng phục,… là vi phạm pháp luật và hầu hết các trường hợp này đều là lừa đảo. Nên là sinh viên hãy cảnh giác trước thủ đoạn này và cân nhắc tìm một công việc khác minh bạch, phù hợp hơn.

Người sử dụng lao động yêu cầu nộp bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ

Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau: “Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.”

Việc để cho người khác giữ giấy tờ các nhân bản gốc còn mang lại nhiều hệ lụy nếu họ dùng giấy tờ của các bạn vào mục đích cá nhân như lừa đảo, vay nặng lãi,… nên là đừng bao giờ đưa giấy tờ cá nhân mình cho người khác để bảo vệ bản thân tốt hơn. Và quan trọng hơn là việc làm này của NSDLĐ là vi phạm pháp luật thế nên không nhất thiết phải làm việc ở nơi như thế này.

04 điều sinh viên cần lưu ý khi đi làm thêm

Hình từ Internet

Quy định về thời gian thử việc, lương thử việc

Hầu hết các bạn sinh viên đều làm thêm theo hình thức partime và lương trả theo giờ thế nên rất khó để xác định mức lương làm việc trong 1 tháng là bao nhiêu vậy nên sinh viên cần lưu ý những điều dưới đây:

– Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

– Tiền lương thử việc ít nhất bằng 85% mức lương chính thức.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Người sử dụng lao động phạt tiền, trừ lương sinh viên

Có thể đây là những khoản vô lý nhất mà NSDLĐ áp dụng tuy nhiên nhiều bạn sinh viên lại không có ý định phản kháng. Có những bạn đến tháng nhận lương bị trừ đến 40% tiền lương vì những sai phạm như đi trễ, nghỉ vào dịp lễ, làm vỡ, bể đồ,… và nhiều quy tắc vô lý khác mà chủ doanh nghiệp, chủ tiệm dề ra.

Theo quy định tại Điều 124 BLLĐ năm 2019 thì có các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động sau đây: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải.

Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 127 BLLĐ năm 2019 thì người sử dụng lao động không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Từ 02 điều trên thì suy ra việc chủ quán, chủ tiệm nơi làm thêm phạt tiền, trừ luowngbajn đang vi phạm pháp luật. Các bạn sinh viên hãy lưu ý kỹ việc làm để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

(có 5 đánh giá)
Theo Quỳnh Ny
4.165