Sinh viên Luật nên làm thêm việc gì?
Làm thêm không còn là vấn đề quá xa lạ trong cộng đồng sinh viên ngày nay. Các bạn sinh viên xem chuyện làm thêm là việc nên làm một lần trong cả quãng đời sinh viên. Đối với sinh viên Luật cũng không ngoại lệ, công việc làm thêm không chỉ đơn giản là kiếm thêm tiền mà còn là tích lũy kinh nghiệm vốn sống,… vậy sinh viên Luật nên làm thêm những công việc gì để phục vụ giúp ích cho công việc tương lai sau này?
Sinh viên có nên sinh làm thêm hay không?
Câu trả lời là: Có. Sinh viên nên đi làm thêm.
Nhiều bạn có những lầm tưởng về việc làm thêm: rằng tốn thời gian, ảnh hưởng đến học tập hoặc là bố mẹ luôn chu cấp đầy đủ tiền bạc chẳng việc gì phải đi làm thêm hoặc không muốn đi làm thêm đơn giản vì…lười, chỉ muốn ở nhà và có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi chơi với bạn bè và làm mọi điều mình muốn.
Nhưng thật ra một công việc part time đúng nghĩa sẽ cho bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ: tiền bạc, bạn bè, những kinh nghiệm, cơ hội thăng tiến… và một điều đặc biệt là những người thầy trên trường đời mà giúp bạn vững chắc hơn trên bước đường đời mai sau.
Sinh viên Luật nên làm thêm việc gì? (Hình từ Internet)
Các công việc làm thêm mà sinh viên Luật nên làm
Nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng part time
Công việc phục vụ phổ biến mà sinh viên hay làm đó là nhân viên phục vụ nhà hàng, phục vụ quán café, nhân viên bán hàng trong các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,…
Các công việc làm thêm này ngoài việc giúp các bạn kiếm ra tiền thì còn có tác dụng rất lớn để sinh viên rèn luyện các kỹ năng và vốn sống.
Nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng là người phải giao tiếp với khách hàng rất nhiều. Và không phải vị khách nào cũng “dễ chiều” vậy nên khi làm thêm trong môi trường bạn phải rèn luyện tính kiên nhẫn, đức tính mềm mỏng cũng như là giao tiếp lưu loát, khả năng xử lý vấn đề nhanh chóng để phục vụ khách tốt nhất.
Có rất nhiều bạn sinh viên mới chân ướt chân ráo đi làm thêm đã rất sốc vì trong ngành dịch vụ thì khách hàng luôn là nhất nên có những chuyện hay những “oan ức” mà sinh viên cũng cần phải học cách cuối đầu xin lỗi và chịu phần thiệt nếu không muốn mất toi ngày công hôm đó.
Các kỹ năng và đức tính như giao tiếp, xử lý vấn đề, nhẫn nhịn hay bình tĩnh cũng rất cần ở một sinh viên Luật nên các bạn nên làm thêm ở môi trường này để phát triển bản thân mình hơn.
Gia sư
Gia sư không chỉ đơn thuần là công việc làm thêm mà nó còn giúp sinh viên trau dồi thêm rất nhiều kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau. Khi trở thành gia sư yêu cầu bạn phải tìm tòi và đọc rất nhiều sách phân tích để hoàn thành tốt vai trò của mình và đối với ngành luật kỹ năng đọc cũng là kỹ năng quan trọng để sinh viên có thể hoàn thành tốt ngành học.
Làm gia sư sẽ là bước đệm hoàn hảo để bạn phục vụ công việc chính thức của mình sau này. Không chỉ những bạn học ngành sư phạm mới có thêm kinh nghiệm mà bất kì sinh viên nào làm công việc này cũng đều có lợi. Sự tự tin, mạch lạc trong giảng dạy, lời nói và biết cách nắm bắt tâm lý của học sinh sẽ giúp bạn có kỹ năng trình bày, thuyết phục hiệu quả và nắm bắt tâm lý khách hàng đối tác trong tương lai.
Thực tập sinh tại các công ty chuyên ngành
Công việc làm thêm này hầu hết sẽ dành cho những bạn sinh viên năm 03, năm 04 mục đích vừa là phụ việc vừa là thực tập đúng chuyên ngành mà mình đang học.
Khi làm việc trong các doanh nghiệp, công ty về lĩnh vực pháp lý văn phòng hay công ty luật mức lương cho nhân viên học việc nhân viên part time là không cao, tuy nhiên đây chính là nơi để các bạn tiếp xúc hình dung được bảng mô tả công việc mà mình sẽ làm trong tương lai nếu ra trường.
Những kinh nghiệm, kỹ năng bạn học và tích lũy trong môi trường này là vô giá, đây là hành trang để bạn khẳng định thương hiệu bản thân nổi bật hơn các ứng cử viên khác khi ra trường. Chưa kể, nếu hoàn thành tốt bạn hoàn toàn có cơ hội được doanh nghiệp, công ty ngỏ lời mời trở thành nhân viên chính thức.
Tóm lại, công việc làm thêm ngoài kia nhiều vô số nhưng hãy chọn lựa những công việc vừa có thể kiếm thêm thu nhập, sắp xếp thời gian làm việc đủ để dành thời gian cho việc học và có định hướng phát triển tương lai rõ ràng tạo tiền đề vững chắc cho bản thân khi tốt nghiệp đại học.
-
Những điều sinh viên học ngành Luật cần chuẩn bị
Cập nhật 9 tháng trước -
06 kinh nghiệm tìm việc ngành luật cho sinh viên luật mới tốt nghiệp
Cập nhật 10 tháng trước -
04 điều cần biết về kỹ năng làm việc độc lập của sinh viên Luật
Cập nhật 10 tháng trước -
Sinh viên luật có thể thực tập ở đâu? Sinh viên luật đi thực tập có được trả lương không?
Cập nhật 10 tháng trước -
Cử nhân luật là ai? Khi nào trở thành cử nhân luật?
Cập nhật 1 năm trước -
Học ngành luật có cần giỏi văn không?
Cập nhật 1 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước