Những vấn đề sinh viên thường gặp phải trong thời gian học đại học là gì?

Mọi người hay nói rằng cuộc sống đại học khác xa hoàn toàn với thời cấp 3 vì không màu hồng như mình nghĩ. Em khá hoang mang về điều này vì em chuẩn bị là một tân sinh viên đại học. Vậy cho em hỏi khi bước vào đại học sẽ gặp phải những vấn đề gì ạ? (Tài, Phú Yên)

Chào bạn, Nhân Lực Ngành Luật giải đáp thắc mắc của bạn về 4 vấn đề thường gặp phải của sinh viên trong thời gian học đại học, như sau:

Lượng kiến thức sinh viên phải học quá lớn

Học đại học rất khác so với trung học, đại học là thách thức về mặt lý thuyết. Nhiều sinh viên học hết 15 học kỳ tín chỉ, trong khi các học sinh khác cố gắng nhồi nhét lên đến 18 hoặc thậm chí là 21 tín chỉ. Nhưng đặc tính của đại học là có khi học xong cũng không biết mình học gì thế nên đòi hỏi bản thân mỗi sinh viên cần chủ động tìm tòi và học hỏi rất nhiều nếu không muốn phải học lại, thậm chí việc không có ai nhắc nhở cũng khiến rủi ro ta bị hổng kiến thức là rất cao.

Vấn đề sinh viên gặp phải khi học đại học

Tiền và vấn đề làm thêm

Nghiên cứu "Giá trị của Giáo dục – Cái giá của thành công" của Tập đoàn HSBC có sự tham gia của hơn 10.000 bậc cha mẹ và 1.500 sinh viên ở 15 quốc gia, lãnh thổ cho biết: cứ 5 sinh viên thì hết 4 người vừa học vừa làm. Tỷ lệ lên đến 82%, hầu hết để kím thêm thu nhập cá nhân.

Nếu còn là học sinh thì chuyện tiền bạc không phải là vấn đề quá nặng nhưng khi trở thành sinh viên đại học thì sẽ có những tháng những ngày “đói khổ” làm bạn với mì tôm hay thiếu hụt tiền bạc vì không biết phân bổ chi tiêu cá nhân. Thậm chí còn đi vay mượn nợ khắp nơi để có tiền phục vụ nhu cầu đời sống. Đây là một thực tế mà sinh viên nào cũng đã trải qua trong đời. Và đi làm thêm quá nhiều để kiếm tiền chi tiêu cũng phần nào khiến sinh viên lơ đễnh việc học. Kết quả học tập sa sút dễ làm các bạn nản lòng và vòng lặp: kiếm tiền – trả nợ - học lại cứ thế tiếp diễn

Nhớ nhà

Khi bước vào cuộc sống sinh viên ở nơi xa lạ, hầu hết sinh viên nào cũng phải đối phó với cảm giác nhớ nhà đặc biệt là đối với những người ở rất xa nhà và trong năm đầu tiên đi học. Mọi thứ xa lạ khiến bạn không biết thích nghi từ đâu, từ chỗ nào. Đôi khi chỉ một việc nhỏ xíu cũng khiến bản thân nhạy cảm và muốn về với gia đình hơn bao giờ hết. Thời gian sau này sẽ quen với cuộc sống đại học thế nhưng chắc hẳn sinh viên năm nhất là người hiểu rõ nhất nỗi nhớ nhà này.

Trầm cảm

Các vấn đề trên tưởng chừng là nhỏ nhưng đôi lúc tích tụ quá nhiều sẽ khiến các bạn sinh viên dẫn đến trầm cảm. Thiếu ngủ, thói quen ăn uống kém và không tập thể dục là một trong những nguyên ngân chính gây ra bệnh trầm cảm ở sinh viên đại học. Sự căng thẳng đi kèm với nhiều áp lực từ xung quanh như lo lắng về tài chính, áp lực để có được việc làm tốt sau giờ học và những mối quan hệ không thành có thể khiến nhiều sinh viên phải rời trường đại học hoặc tệ hơn.Bệnh trầm cảm thật sự rất nghiêm trọng thế nên các bạn sinh viên hãy luôn cố gắng giữ tinh thần thoải mái để tránh rơi vào vấn đề này.

Theo Quỳnh Ny
5.280