Sinh viên đi làm thêm và thực trạng đánh đổi tương lai chỉ để nhận mấy triệu đồng
Làm thêm luôn là trải nghiệm đáng có trong cuộc đời của mỗi sinh viên. Tuy nhiên việc làm thêm cần phải cân bằng giữa việc học. Có rất nhiều bạn sinh viên năm 3, 4 tương lai rộng mở nhưng vì ham chạy theo vài đồng tiền mà đời sinh viên cho là lớn lao để rồi lơ là, thậm chí bỏ học để đánh đổi tương lai phía trước, liệu điều đó có đáng hay không?
Thực trạng sinh viên đi làm thêm
Sinh viên đi làm thêm kiếm được tiền thì ham lắm vì có thể mua được nhiều thứ mình muốn mà không cần “trình đơn” xin bố mẹ. Mà bây giờ làm thêm fulltime, partime có đủ nên các bạn sinh viên rảnh bao nhiêu làm bấy nhiêu lương bổng nhìn chung đối với các bạn giao động từ 4 – 7 triệu là tương đối nhiều. Có những công việc chạy nhà hàng tiệc cưới 300.000đ/ đêm, 1 tuần làm 5 đêm là “hốt ăn”. Bởi vì những đồng lương hấp dẫn lúc bấy giờ mà các bạn đánh đổi bằng cách bớt đi vài giờ ôn thi, bùng tiết, thậm chí là rớt môn.
Sinh viên đi làm thêm (Hình từ Internet)
Trên giảng đường sẽ không hiếm bắt gặp những hình ảnh cô cậu nằm oài người mệt mỏi vì vừa đi làm vừa đi học chữ chạy vào đầu không biết nạp được bao nhiêu. Nhưng ít ra bộ phận sinh viên này còn ráng đến lớp chứ có vài trường hợp toàn nhờ điểm danh hộ, học hộ vì việc làm thêm đã chiếm quá nhiều thời gian, không còn đủ sức để đi học nữa rồi.
Kiếm tiền là tốt, bương chải để cọ sát với thực tế là tốt nhưng tiền học đại học 04 năm lên đến hàng trăm triệu, tương lai rộng mở phía trước có thể làm ông này bà kia nhưng chỉ vì vài đồng bạc sinh lợi trước mắt mà bỏ qua tất cả thì không xứng đáng chút nào.
Làm thế nào để cân bằng giữa chuyện học tập và làm thêm để vẹn cả đôi đường?
Nói cấm sinh viên đi làm thêm vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập thì cũng không phải vì sau này khi xin việc bất cứ ở công ty nào trải nghiệm thực tế cũng là thứ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên và các công việc làm thêm góp phần rất tốt trong việc giúp các bạn trẻ phát triển toàn diện kĩ năng.
Khi làm thêm sinh viên phải biết cân bằng giữa việc học và làm. Học nửa buổi, làm nửa buổi, buổi tối dành thời gian cho việc học ngoài ra còn phục vụ nhu cầu giải trí của bản thân như gặp gỡ bạn bè, tham gia hoạt động,… Và đã có rất nhiều bạn sinh viên làm tốt điều đó. Đừng quá tham việc mà đăng ký làm thêm giờ, việc quản lý thời gian không tốt chính là nguyên nhân chính khiến cuộc sống của bạn mất cân bằng và bạn trở nên nhạy cảm chạy theo đồng tiền.
Hãy dành thời gian vui chơi cùng bạn bè (Hình từ Internet)
Có nhiều bạn nghĩ rằng làm việc kiếm thêm tiền cũng tốt, xao nhãng việc học chút cũng không sao. Nhưng nếu đã xao nhãng việc học thì kết quả học tập sẽ không tốt dẫn đến tình trạng rớt môn, học lại. Vậy số tiền bạn làm thêm vất vả chỉ dùng với mục đích đóng tiền học lại thì có lời khuyên rằng thà đừng làm thêm còn hơn. Tiền lương làm thêm đương nhiên quan trọng nhưng nó chả là gì so với tương lai của bạn cả.
Làm thêm rèn cho chúng ta khả năng chịu đừng vì hầu hết công việc của sinh viên làm thêm là phục vụ để sau này ra đời không phải bỡ ngỡ. Chúng ta sẽ sớm làm quen với áp lực và nó thực sự giúp ích cho công việc sau này. Làm thêm sẽ gia tăng kinh nghiệm, làm đẹp CV hơn bất kỳ môn học nào bạn nhận trên giảng đường. Tuy nhiên bạn cần nhận định công việc làm thêm nào phù hợp. Đối với những bạn sắp ra trường việc làm cộng tác viên, thực tập trong một công tuy doanh nghiệp tương đồng với nghề nghiệp sau này thì rất đáng để thử.
Chuyện làm thêm, học hành tiền bạc chi tiêu luôn là vấn đề quan tâm của sinh viên. Chúng ta đừng lấy làm thêm ra làm bia chắn để biện minh cho sự lơ là học tập của mình. Đối với những người quyết tâm, rành mạch thì họ luôn tách bạch và phân định rõ để có thể duy trì việc vừa kiếm tiền chi tiêu vừa có thể học tốt.
Chúng ta học gì mục đích sau này cũng là để kiếm tiền phục vụ đời sống cá nhân vì vậy hãy gắng nhìn tương lai xa hơn để có hướng đi đúng đắn thay vì chạy theo những thứ mà sau này muốn hối hận cũng không còn kịp.
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 3 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 1 tháng trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 10 tháng trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước