Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
<p>Phân loại tội phạm? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội phạm? Hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì có phải là tội phạm không?<em> Câu hỏi đến từ anh G ở Long An.</em></p>
<p>Theo quy định của pháp luật thì: án treo biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Có thể nói án treo là một chế định thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của nhà nước ta. Với phương châm giáo dục kết hợp với khoan hồng, án treo không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội một thời gian mà tạo điều kiện cho họ được hòa nhập cùng cộng đồng. Vậy câu hỏi đặt ra người chấp hành án treo được quản lý như thế nào, họ có được làm việc hay ra khỏi địa phương hay không. Tất cả sẽ có trong bài viết này.</p>
<p>Chính phủ vừa ban hành<strong><a href="https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Nghi-dinh-113-2021-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-120-2017-ND-CP-497468.aspx" rel="nofollow" target="_blank"> </a></strong><a href="https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Nghi-dinh-113-2021-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-120-2017-ND-CP-497468.aspx" rel="nofollow" target="_blank">Nghị định 113/2021/NĐ-CP</a> sửa đổi, bổ sung <a href="https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Nghi-dinh-120-2017-ND-CP-huong-dan-Luat-thi-hanh-tam-giu-tam-giam-366635.aspx" target="_blank">Nghị định 120/2017/NĐ-CP</a> và quy định chi tiết một số điều của luật thi hành tạm giũ, tạm giam. Ở Nghị định này bạn sẽ biết được định mức ăn, chế độ mặc của người bị tạm giữ, tạm giam hay nói cách khác là hiểu rõ hơn về “bữa cơm tù”.</p>
<p>“Tại sao phải cứu sống người đang chờ thi hành án tử hình tự sát?”, đó là câu hỏi của không ít người. thăc mắc này thoạt nghe cũng có sơ sở logic, bởi về mặt lý thuyết thì những người này đã bị tuyên án, bản án đã có hiệu lực. Theo cách nói thông thường thì “đằng nào cũng chết”. Thì tại sao lại cứu họ?</p>
<p style="margin-left:0cm; margin-right:0cm">Ngày 01/09/2020 Nghị định 82/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã thay đổi nhiều nội dung. Một trong những nội dung đáng chú ý được nêu tại nghị định này là bỏ hình phạt cảnh cáo khi đăng ký khai sinh muộn cho con.</p>