“Chúc mừng bạn đã tốt nghiệp – chuẩn bị chuyển sang chế độ thất nghiệp.” Đây thật chất là câu nói vui của những bạn sinh viên mới ra trường thường đùa với nhau nhưng nó lại phần nào phản ánh được tình trạng thực tế hiện tại là số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? Những nguyên nhân dưới đây được xem là lý do mà sinh viên ra trường mãi chẳng có việc làm.
Cử nhân Luật tốt nghiệp ra trường có muôn vàn cơ hội việc làm rộng mở nhưng tính chất của các công việc liên quan đến pháp luật thì hầu hết cần phải học thêm lớp đào tạo có thể bạn vẫn thường nghe nói về các lớp đào tạo Luật sư, Công chứng viên,… nhưng bên cạnh đó còn một ngành nghề khá mới mà các bạn ít quan tâm đó là nghề “Thừa phát lại”. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để mọi người hiểu rõ hơn ngành nghề này.
Với những nhân sự trẻ sau khi ra trường từ 1 – 3 năm, thường có tâm lý sẽ tìm cho mình một bến đỗ công việc mới với mức lương cao hơn, đãi ngộ tốt hơn, điều kiện phát triển tốt hơn. Sở dĩ xuất hiện tâm lý này là vì phần lớn bạn trẻ cho rằng trong 03 năm đi làm của mình, các bạn đã tích lũy đủ kiến thức về ngành nghề mình theo đuổi, đã có đủ những hiểu biết về ngành nghề và tự tin có thể vươn ra biển lớn. Nhưng thực tế không đơn giản như những bức tranh mà chúng ta tự vẽ ra, thực tế thị trường lao động khắc nghiệt hơn nhiều.
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Ngành Luật là luôn là một ngành hấp dẫn đối với mọi người. Tuy nhiên mức lương lại là rào cản đối với em khi quyết định theo học ngành này. Em muốn hỏi hiện tại mức lương của sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? (Oanh, TPHCM)
Nhiều bạn trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ trước những cuộc phỏng vấn hoặc do thiếu kinh nghiệm nên cảm thấy e ngại và thiếu tự tin trước nhà tuyển dụng. Dù bạn đã chuẩn bị rất nhiều và khá đầy đủ, chi tiết hệ thống các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn nhưng khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự đôi lúc bạn lúng túng trước những câu hỏi phỏng vấn rất thông thường và không quá khó chỉ vì bạn thiếu sự chuẩn bị. Sau đây là những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường sử dụng để đánh giá sự nhạy bén và khả năng ứng xử của bạn.
Thống kê đến đầu tháng 9/2017, trên cả nước có khoảng 230.000 cử nhân, thạc sĩ đang trong tình trạng thất nghiệp, đáng báo động đó là tỷ lệ sinh viên mới ra trường thất nghiệp ở mức khá cao.