Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
<p>Bước sang quý làm việc cuối trong năm, các bộ phận, phòng/ban trong công ty đều gấp rút, nâng cao năng suất để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Phòng Nhân sự với các kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng không nằm ngoài cuộc chiến này. Là người đứng ở giữa các bên, như ban giám đốc, các phòng ban chuyên môn, và ứng viên. Phòng nhân sự được cho là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất trong công ty trong giai đoạn này, bên cạnh phòng kinh doanh.</p>
<p style="margin-left:0cm; margin-right:0cm">CV là công cụ giúp người ứng tuyển giới thiệu rõ về bản thân. Đồng thời là cầu nối quan trọng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Bên cạnh đó, bản CV cũng là con đường giúp ứng viên nhận được cơ hội phỏng vấn cao. Tuy nhiên chính bởi vì muốn thể hiện bản thân quá nhiều nên có những ứng viên đã làm cho bản CV của mình trở nên “bội thực” trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là những điều cần loại bỏ ra khỏi CV nếu muốn nhận được lời mời phỏng vấn.</p>
<p style="margin-left:0cm; margin-right:0cm">Thực trạng lừa đảo tuyển dụng trong cộng đồng sinh viên hiện nay ngày càng nhiều với hàng loạt thủ đoạn rất tinh vi. Có không ít báo đài cũng như các trang thông tin chính thống đăng tải cảnh báo tuy nhiên số lượng các bạn sinh viên “mắc bẫy” vẫn còn nhiều vì nhẹ dạ cả tin. Bài viết này sẽ phần nào giúp mọi người hình dung những dấu hiệu nhận biết rằng bạn có thể đang là con mồi béo cho những “nhà tuyển dụng ảo” này để kịp thời tránh xa khỏi “tiền mất tật mang.”</p>
<p style="margin-left:0cm; margin-right:0cm">Nhu cầu tìm việc làm thêm trong cộng đồng sinh viên là tương đối nhiều. Ngoài những trang tin tuyển dụng uy tín thì bên cạnh đó một số tổ chức cá nhân lợi dụng mạng xã hội để đăng tin tuyển dụng lừa đảo, lừa tiền hàng loạt sinh viên khiến bao người rơi vào cảnh: “tiền mất tật mang”. Vậy pháp luật điều chỉnh như thế nào về những hành vi lừa đảo trên, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những hành vi lừa đảo này.</p>
<p>Hầu hết trong chúng ta ai cũng từng một vài lần là “người mới” ở một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Cảm giác là “người mới” là một cảm giác rất đặc biệt, một chút lo lắng, một chút hồi hộp pha lẫn với sự háo hức của một môi trường mới là tâm lý thường thấy của “người mới". Với những cảm xúc có thể chi phối hành vi đó, việc giúp cho “người mới” hòa nhập và tránh những hệ lụy tiêu cực cũng là một nhiệm vụ không hề đơn giản với nhà tuyển dụng. Chúng ta phải chào đón người mới như thế nào? Những vấn đề nào mà công ty có thể gặp phải?</p>
<p>Trong các bài phân tích về nguyên nhân sinh viên tốt nghiệp không có việc làm ngày một tăng thì thiếu kỹ năng mềm là một nguyên nhân đóng vai trò khá quan trọng. Vậy kỹ năng mềm là gì mà hầu hết các nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi trong khi sinh viên lại không đáp ứng đủ yêu cầu đó.</p>
<p>Ít nhất một lần khi tham gia các cuộc phỏng vấn bạn sẽ nhận được câu hỏi dạng như: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?” “Trong 100 người ứng tuyển, bạn có gì nổi bật để công ty chúng tôi chọn bạn?” “Bạn có thật sự đảm nhận được tốt vị trí đang ứng tuyển tại đây?” “Cho chúng tôi biết bạn có gì phù hợp cho vị trí này?” Dù là cách hỏi khác nhau nhưng các nhà tuyển dụng đều có chung một mục đích và các ứng viên thường lúng túng mất thời gian khá lâu khi gặp dạng câu hỏi này.</p>
<p>Thông thường trong quá trình tuyển dụng, các ứng viên đến dự phỏng vấn sẽ biết kết quả sau khoảng 3 – 5 ngày, hoặc chậm nhất là 7 – 10 ngày. Ngoại trừ những trường hợp mà nhà tuyển dụng không liên lạc để thông báo kết quả thì ứng viên sẽ biết kết quả buổi phỏng vấn trong khoảng thời gian nêu trên. Nhưng liệu có cần chờ đến 10 ngày để biết một kết quả mà bạn có thể phỏng đoán dựa trên những biểu hiện bạn có thể nhận biết? Một buổi phỏng vấn không thành công thường sẽ có những dấu hiệu sau…</p>
<p>Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.</p>
<p>Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.</p>
<p style="margin-left:0cm; margin-right:0cm">Giám đốc nhân sự là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Giám đốc nhân sự phụ trách kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan tới việc tuyển dụng, đào tạo - phát triển, chính sách đại ngộ, thưởng phạt, quy chế cho nhân viên.</p>
<p style="margin-left:0cm; margin-right:0cm">Nhân viên tuyển dụng là một người đóng vai trò tuyển dụng trong Phòng Nhân sự của Công ty. Nhân viên tuyển dụng đóng vai trò quan trọng, là cửa ngõ giải quyết những vấn đề thiếu hụt nhân sự của công ty, đóng vai trò then chốt trong những đợt tuyển dụng nhân sự.</p>
<p><a href="https://nhanlucnganhluat.vn/tim-viec-lam/nhan-vien-ban-hang+s1.html">Nhân viên bán hàng</a> được ví von là "bộ mặt của công ty", bởi tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với đối tác, khách hàng. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giới thiệu hàng hóa, là người trực tiếp đem về doanh số cho công ty.</p>
<p><a href="https://nhanlucnganhluat.vn/tim-viec-lam/nhan-vien-nhan-su+s1.html" target="_blank">Nhân viên nhân sự</a> là một vị trí trong Phòng Nhân sự, ở đó Nhân viên Nhân sự đóng vai trò là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động và đảm nhận các công việc khác có liên quan tới khâu tuyển dụng đào tạo, tiền lương…</p>
<p>Trong thời buổi mở cửa hiện nay, số tiền đầu tư của các doanh nghiệp được tăng cao nhưng cũng kèm theo các mối lo về pháp lý trong công việc kinh doanh. Để tạo sự an tâm, các công ty, doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng tuyển dụng những nhân sự tư vấn Luật để tránh tình trạng "nước tới chân mới nhảy". Vì thế, chuyên viên pháp chế đang nổi lên là một công việc rất có tiềm năng hiện nay.</p>