Nhân viên pháp lý luôn là vị trí công việc mà nhiều bạn sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp hướng tới. Đây quả thật là một công việc tương đối hấp dẫn với mức lương tốt dành cho dân Luật. Vậy cơ hội nào cho vị trí nghề nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Trong quá trình tuyển dụng, công ty hay tổ chức nào cũng đặt ra các yêu cầu học vấn và kỹ năng nghề nghiệp nhất định từ đó lựa chọn ứng viên phù hợp. Vậy kỹ năng nghề nghiệp là gì và người làm Luật cần những kỹ năng nào để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng và theo đuổi nghề?
Bảo hiểm thất nghiệp được ví như “khoản tiền tiết kiệm” của hầu hết những người đang đi làm nhưng phần lớn người lao động chưa quan tâm lắm cũng như chưa hiểu rõ được quyền lợi của mình khi nghỉ việc mà có bảo hiểm thất nghiệp. Nhân lực ngành luật sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bảo hiểm thất nghiệp thông qua bài viết này.
Được làm việc trong các công ty Luật luôn là mục tiêu phấn đấu của các bạn tân cử nhân học luật. Vậy, khi phỏng vấn các công ty Luật thường đưa ra những câu hỏi gì? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc, giúp bạn có thể “trót lọt” bước chân vào được công ty, doanh nghiệp mà bạn mong muốn.
Thực tập chính là cơ hội nghề nghiệp mà các bạn sinh viên có thể tận dụng làm bước đệm cho công việc chính thức sau này. Trong quá trình học tập có rất nhiều bạn băn khoăn về định hướng tương lai cũng như cơ hội thực tập của bản thân. Để tìm được chỗ thực tập thích hợp thì các bạn sinh viên cần phải xác định được mục tiêu nghề nghiệp cụ thể.
“Chúc mừng bạn đã tốt nghiệp – chuẩn bị chuyển sang chế độ thất nghiệp.” Đây thật chất là câu nói vui của những bạn sinh viên mới ra trường thường đùa với nhau nhưng nó lại phần nào phản ánh được tình trạng thực tế hiện tại là số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? Những nguyên nhân dưới đây được xem là lý do mà sinh viên ra trường mãi chẳng có việc làm.
Cử nhân Luật tốt nghiệp ra trường có muôn vàn cơ hội việc làm rộng mở nhưng tính chất của các công việc liên quan đến pháp luật thì hầu hết cần phải học thêm lớp đào tạo có thể bạn vẫn thường nghe nói về các lớp đào tạo Luật sư, Công chứng viên,… nhưng bên cạnh đó còn một ngành nghề khá mới mà các bạn ít quan tâm đó là nghề “Thừa phát lại”. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để mọi người hiểu rõ hơn ngành nghề này.
Học Luật ra có thể có nhiều lựa chọn công việc, định hướng, sự nghiệp, và việc ứng tuyển vào các Văn phòng thừa phát lại làm một trong những lựa chọn, hướng đi đó.. Câu hỏi “Học luật ra có thể làm gì?” có thể bạn đã đọc được ở rất nhiều những bài viết, diễn đàn về nghề Luật rồi. Nên NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ không đề cập đến bức tranh tổng thể nữa mà sẽ đi vào chi tiết, từng công việc, từng ngành nghề mà bạn có thể làm khi tốt nghiệp trường Luật. Đầu tiên là nghề “Thừa phát lại”.
Pháp chế/ Luật sư nội bộ có trách nhiệm chính là giải quyết các công việc, vướng mắc pháp lý của công ty. Các công việc chi tiết tùy theo đặc thù mỗi doanh nghiệp (ngành nghề kinh doanh (BĐS, xây dựng, dược phẩm …), lĩnh vực hoạt động (sản xuất, thương mại, dịch vụ …), tùy theo mô hình doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty cổ phần, nhóm công ty, Tập đoàn …). Nếu 1 nhân sự thì phải đảm đương hết mọi công việc, nếu nhiều nhân sự thì các công việc được chuyên môn hóa hơn.