Sẽ có nhiều lý do để một người ra quyết định “đổi nghề”. Có thể họ cảm thấy không thể phát triển trong lĩnh vực hiện tại mà họ đang theo đuổi, có thể họ cảm thấy nghề nghiệp khác phù hợp hơn, có tương lai hơn… Và khi trước những ngã rẽ trên con đường sự nghiệp, chắc chắn bạn phải cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước quyết định “rẽ hướng” của mình. Vậy có những vấn đề gì bạn cần phải cân nhắc?
Phỏng vấn tuyển dụng có “muôn hình vạn trạng”, nhưng luôn có những vấn đề cơ bản, những câu hỏi chung nhất mà hầu như cuộc phỏng vấn nào cũng có. Để có một buổi phỏng vấn thành công, ứng viên cần chuẩn bị những câu trả lời với những câu hỏi thường gặp dưới đây.
Công sở là chính là một xã hội thu nhỏ. Dù có là một tập thể thì tập thể đó cũng được tạo nên từ những cá thể riêng biệt với những tính cách khác nhau, đến từ những vùng miền khác nhau, những nền văn hóa khác nhau, và những quan điểm sống khác nhau… Chính vì vậy chúng ta không thể tránh khỏi những vướng mắc, rắc rối giữa mối quan hệ người và người. Và thậm chí nghiêm trọng hơn là việc “đấu đá nội bộ”. Và có những “trò bẩn” tiềm ẩn ở nơi công sở mà bạn cần phải lưu tâm.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Tại Nghị định này, nhiều mức xử phạt đã được thay đổi nhằm đảm bảo tính răn đe. Trong lĩnh vực Tư pháp, đặc biệt về ngành nghề Luật sư cũng cần lưu ý, đối với hành vi tiết lộ thông tin khách hàng.
Đây là quy định đáng chý ý truong Nghị định 82/2020/NĐ-CP vừa được chính phủ ban về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Cám ơn chính là hành động tốt đẹp để mở ra những hướng đi mới trong bất kì một mối quan hệ xã hội nào bạn đang có. Người ta vẫn nói rằng, mỗi một người khi bước ngang cuộc đời ta đều cho ta những bài học giá trị. Trong tuyển dụng cũng vậy, dù kết quả tuyển dụng có như mong muốn hay không, bạn cũng nên dành sự biết ơn, trân trọng với người đã từng tạo cơ hội cho mình.
Văn hóa công ty là khái niệm mà nhiều người đi làm sẽ ngầm hiểu rằng nó bao gồm những quy tắc ứng xử giữa con người với con người trong môi trường làm việc. Ở đó bao gồm văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp, cộng sự với nhau, văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, văn hóa ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng… Ứng xử giữa con người với con người ở đây không chỉ là ứng xử trong công việc hằng ngày mà còn là giao tiếp, ứng xử ngoài phạm vi công việc.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 58/2020/TT-BCA trong đó, một trong những quy định mới đáng lưu ý là việc cấp, đổi biển số cho loại hình xe kinh doanh vận tải.
Thông thường trong quá trình tuyển dụng, các ứng viên đến dự phỏng vấn sẽ biết kết quả sau khoảng 3 – 5 ngày, hoặc chậm nhất là 7 – 10 ngày. Ngoại trừ những trường hợp mà nhà tuyển dụng không liên lạc để thông báo kết quả thì ứng viên sẽ biết kết quả buổi phỏng vấn trong khoảng thời gian nêu trên. Nhưng liệu có cần chờ đến 10 ngày để biết một kết quả mà bạn có thể phỏng đoán dựa trên những biểu hiện bạn có thể nhận biết? Một buổi phỏng vấn không thành công thường sẽ có những dấu hiệu sau…
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.
Đã bao giờ bạn bắt gặp những câu hỏi như “tôi đã rất cố gắng, vậy mà công ty vẫn sa thải tôi” chưa? Thật ra, sự cố gắng mà bạn đang thể hiện đó chỉ là điều kiện cần, và điều kiện đủ của một sự cố gắng là phải đem lại sự hiệu quả cuối cùng, đó mới là thứ mà người sử dụng lao động mong muốn ở một nhân viên.
Nhân viên kinh doanh là người có nhiệm vụ dùng các giải pháp hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc khách hàng để đi đến mục đích là bán được sản phẩm của công ty. Nhân viên kinh doanh là lực lượng chủ đạo đem vê doanh thu cho công ty.
Khi bạn tham gia phỏng vấn tại một công ty, thông thường nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với mức lương ở vòng phỏng vấn thứ 2 hoặc là thứ 3. Vì khi đó, nhà tuyển dụng đã đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên và đã thật sự muốn tuyển ứng viên cho vì trí đang cần. Lúc này các vấn đề về phúc lợi, lương, thưởng… sẽ được nhà tuyển dụng trao đổi kỹ với ứng viên để làm rõ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu như nhà tuyển dụng không đề cập tới chuyện “lương bổng” thì ứng viên phải làm như thế nào?
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Cướp giật tài sản là hàng giả, giá trị thực tế thấp nhưng phải chịu khung hình phạt tương đương với tài sản hàng thật, giá trị cao. Đó là những quy định theo pháp luật hiện hành được quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 và Nghị định 30/2018/NĐ-CP.
Một buổi phỏng vấn tuyển dụng không phải là một buổi “thấm vấn”, mà đúng bản chất của nó là một cuộc trò chuyện, trao đổi để hai bên tìm hiểu lẫn nhau. Chính vì vậy, ngoài những câu hỏi liên quan tới bản chất, nội dung công việc thì bất kỳ câu hỏi nào cũng có thể xuất hiện trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng.
Ở bài viết trước đã nhắc đến việc cần phải chuẩn bị những thứ như xem lại CV, nghiên cứu về công ty, vị trí, đường đi… trước khi đến phỏng vấn. Hôm nay tôi sẽ đề cập đến một vấn đề đặc biệt quan trọng mà bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước khi đi phỏng vấn, đó là ngoại hình.
Đây là câu hỏi tưởng chừng dễ trả lời nhưng thực tế không phải ai cũng trả lời đúng. Có những ngộ nhận, những cách hiểu sai về một buổi phỏng vấn tuyển dụng, điều đó vô tình khiến cho những bạn ứng viên đến với buổi phỏng vấn tuyển dụng với tâm thế không tốt và dễ bị thất bại.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 588/QĐ-TTg nhằm phê duyệt điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Trong đó có rất nhiều chương trình quan trọng, ảnh hưởng tới chính sách dân số của nước ta trong tương lai. NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT xin được điểm qua một số điểm đáng lưu ý tại Quyết định này của Thủ tướng tại bài viết dưới đây.
Học Luật ra có thể có nhiều lựa chọn công việc, định hướng, sự nghiệp, và việc ứng tuyển vào các Văn phòng thừa phát lại làm một trong những lựa chọn, hướng đi đó.. Câu hỏi “Học luật ra có thể làm gì?” có thể bạn đã đọc được ở rất nhiều những bài viết, diễn đàn về nghề Luật rồi. Nên NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ không đề cập đến bức tranh tổng thể nữa mà sẽ đi vào chi tiết, từng công việc, từng ngành nghề mà bạn có thể làm khi tốt nghiệp trường Luật. Đầu tiên là nghề “Thừa phát lại”.