Hợp đồng là loại văn bản có giá trị và vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy các công ty doanh nghiệp lớn nhỏ luôn cần có nhân sự để quản lý hợp đồng và từ đó vị trí Chuyên viên Quản lý hợp đồng ra đời. Vậy vị trí công việc này là gì phải đảm nhận những nhiệm vụ nào? NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Giám sát Kinh doanh (tiếng anh là Sales Supervisor) là vị trí công việc cấp quản lý có trách nhiệm chính giám sát hoạt động kinh doanh của đội ngũ kinh doanh trong công ty.
Customer Service Officer (Nhân viên dịch vụ khách hàng) là cầu nối quan trọng kết nối công ty và khách hàng tiềm năng hoặc đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Customer Service Officer có chức năng giải quyết khiếu nại, xử lý trao đổi với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.
Trợ lý Giám đốc được cho là cánh tay phải của những người đảm nhiệm vai trò Giám đốc trong các công ty. Cách ví von như trên thể hiện được sự quan trọng của vị trí công việc này. Vậy để làm Trợ lý Giám đốc, bạn phải có những yếu tố gì?
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của đầu tư tài chính đó là “rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng nhiều”. Mở rộng ra những lĩnh vực khác, nguyên tắc này vẫn còn giữ nguyên giá trị. Trong công việc cũng vậy, nếu bạn cứ mãi giữ mình trong một vòng xoay công việc, trong một vùng an toàn nhàm chán thì những thành tựu bạn đã đạt được ở đó sẽ lặp đi lặp lại và theo thời gian, những thành tựu đó sẽ trở nên hết sức bình thường. Tuy nhiên không phải rủi ro nào cũng nên đối mặt, đặc biệt là những rủi ro liên quan tới pháp lý trong khi bạn là một chuyên viên pháp chế trong công ty.
Việc làm thực tập sinh ở những Công ty Luật khi còn ngồi trên ghế giảng đường đóng vai trò quan trọng để tìm việc làm ngành Luật trong tương lai. Sinh viên Luật nên nắm bắt những cơ hội này để trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn trước khi chính thức bước vào thị trường lao động với tư cách là người lao động.
Công việc của một Kế toán công nợ là gì? Trong một doanh nghiệp có nhiều đối tác, quan hệ khách hàng rộng thì luôn cần một kế toán công nợ. Kế toán công nợ sẽ quản lý toàn bộ công nợ của công ty. Tùy từng bộ phận kế toán khác nhau mà công việc của mỗi nhân viên kế toán cũng có những đặc thù riêng biệt. Vậy công việc cụ thể của kế toán công nợ cần làm trong mỗi doanh nghiệp là gì? Mọi người có thể tham khảo bảng mô tả công việc chung dưới đây.
Chuyên viên tài chính hay Chuyên viên tư vấn tài chính (Financial advisor) là người hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra, Financial advisor còn xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm của khách hàng và giúp họ lập kế hoạch toàn diện về các khoản đầu tư trong tương lai. Chuyên viên tư vấn tài chính làm việc cho các tổ chức hoặc công ty, đôi khi là làm việc tự do. Để biết thêm thông tin về mô tả công việc cũng như yêu cầu của nghề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nhân viên Kiểm soát nội bộ là người phụ trách việc xây dựng quy trình, quy chế hoạt động nội bộ của công ty. Bao gồm các văn bản nhằm quản lý sự vận hành của bộ máy công ty và các quy chế có liên quan như quản lý, nhân sự, quy trình sản xuất, bán hàng… đúng quy trình, đúng pháp luật. Tất cả nhằm mục đích phục vụ cho việc tối ưu hóa năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra trước khi cung cấp vào thị trường.