Hưởng chế độ thai sản là quyền lợi của lao động nữ khi mang thai và sinh con (vẫn có trường hợp Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con hưởng chế độ thai sản) tuy nhiên hôm nay mình tập trung chủ yếu về lao động nữ nhé. để được hưởng chế độ này thì lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc ít nhất 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Vậy, có trường hợp ngoại lệ nào đóng BHXH dưới 06 tháng mà vẫn được hưởng thai sản hay không? Hãy cùng Nhân Lực Ngành Luật tìm hiểu nhé.
Chuyện lương thưởng luôn là vấn đề nhạy cảm. Lương chính là thành quả nhận lại khi đã bán sức lao động cho nhà tuyển dụng nhưng phải deal lương ra sao để vừa tinh tế vừa không nhận phần thiệt về mình. Hôm nay Nhân Lực Ngành Luật sẽ hướng dẫn các bạn sinh viên trả lời câu hỏi: Bạn đề nghị mức lương ra sao?
Mỗi khi đi thực tập người hướng dẫn thường dặn các bạn sinh viên rằng: Không biết chỗ nào thì hỏi anh/chị nhé. Việc chủ động trong công việc, học hỏi từ các anh chị nhân viên chính thức là điều các bạn sinh viên nên làm. Thế nhưng không ít bạn lại gặp khó khăn trong vấn đề này hay cảm giác mình đang làm phiền người ta. Vậy cần phải làm sao tinh ý trong cách nhờ người khác hướng dẫn học việc.
Nhằm bảo vệ sức khỏe và thu nhập cho lao động nữ khi mang thai và sinh con, pháp luật tạo điều kiện tối đa để lao động nữ được hưởng trọn quyền lợi này bằng việc được nghỉ làm và nhận tiền thai sản.
“Kinh nghiệm làm việc” là yêu cầu khác ám ảnh đối với những bạn sinh viên mới ra trường hay những bạn chuyển hướng công việc muốn làm trái ngành. Kinh nghiệm càng dày dặn thì tỉ lệ trúng tuyển việc làm càng cao. Nhưng bạn đừng vội lo, bài viết dưới đây sẽ gửi bạn một vài lưu ý nhỏ có thể giúp bạn “tán đổ” nhà tuyển dụng ngay cả khi kinh nghiệm chưa nhiều.
Thực tập luôn là hành trang kiến thức cần thiết để sinh viên chuẩn bị bước ra đời làm việc. Chọn được nơi thực tập tốt, phù hợp giúp sinh viên định hướng tương lai rõ hơn. Vậy để viết đơn xin thực tập ấn tượng với nhà tuyển dụng các bạn sinh viên năm cuối cần lưu ý những gì?
Tìm việc làm luôn là mối quan tâm lớn của các bạn sinh viên mới ra trường. Thách thức đặt ra cho sinh viên đó là không chỉ tìm được một việc làm nuôi sống bản thân mà còn phải là công việc đúng ngành tạo tiền đề phát triển tương lai sau này. Với đặc tính nghề Luật thì sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp cũng như hướng đi khác nhau cho sinh viên lựa chọn.
Luật sư là chức danh quá quen thuộc khi nhắc đến những bạn sinh viên học ngành Luật. Chúng ta thường thấy hình tượng, công việc luật sư được xây dựng trên phim ảnh vậy trong thực tế luật sư cần đảm đương những việc gì và phải bản lĩnh cương trực như thế nào họ mới cần mẫn sống trọn với nghề. Bài viết dưới đây phần nào mô tả chi tiết công việc đầy đủ nhất của một luật sư để các bạn có thể hình dung rõ hơn và định hướng theo nghề.
Cũng giống như nhiều sinh viên Luật khác, tôi đã từng có khát khao cháy bỏng, niềm đam mê lớn lao với nghề Luật sư. Nhưng khi ra trường, đi làm được một thời gian, tôi không đủ mạnh mẽ và quyết tâm để vượt qua những khó khan để theo nó đến cùng. Tôi quyết định rẽ ngang và chọn một con đường khác. Tôi làm trái ngành.
Nhân viên pháp lý luôn là vị trí công việc mà nhiều bạn sinh viên Luật sau khi tốt nghiệp hướng tới. Đây quả thật là một công việc tương đối hấp dẫn với mức lương tốt dành cho dân Luật. Vậy cơ hội nào cho vị trí nghề nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.