Đàm phán trong bất kì lĩnh vực nào cũng được xem là màn đấu trí giữa các bên, ở đó các bên sẽ tìm những phương án có lợi nhất về phía mình. Và kết quả cuối cùng khi đàm phán thành công chính là điểm giao thoa giữa lợi ích mà ở đó các bên đều thấy thỏa mãn. Đàm phán lương cũng vậy, là màn đấu trí giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, vậy làm thế nào để ứng viên có lợi thế trong màn đấu trí này?
Khi bạn tham gia phỏng vấn tại một công ty, thông thường nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với mức lương ở vòng phỏng vấn thứ 2 hoặc là thứ 3. Vì khi đó, nhà tuyển dụng đã đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên và đã thật sự muốn tuyển ứng viên cho vì trí đang cần. Lúc này các vấn đề về phúc lợi, lương, thưởng… sẽ được nhà tuyển dụng trao đổi kỹ với ứng viên để làm rõ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu như nhà tuyển dụng không đề cập tới chuyện “lương bổng” thì ứng viên phải làm như thế nào?
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên, câu hỏi “vì sao em nghỉ việc ở công ty cũ” có lẽ là câu hỏi khiến nhiều ứng viên bối rối nhất. Lý do vì sao lại có hiện tượng bối rối này?
Thị trường lao động là nơi mà ở đó người mua là những nhà tuyển dụng (người sử dụng lao động), người bán là ứng viên (người lao động). Với người bán, để bán được hàng thì điều đầu tiên khâu chào hàng với người mua phải ấn tượng, và trong thị trường lao động CV hoặc resume chính là thư “chào hàng” mà các bạn gửi đến các nhà tuyển dụng. Vậy như thế nào là một CV, resume tốt?
Nhân viên điều hành tour là người lên kế hoạch chi tiết tổ chức chuyến thăm quan du lịch cho khách hàng, từ việc đi lại, đặt phòng khách sạn, ăn uống đến thăm quan, dịch vụ vui chơi giải trí, .. Nhân viên điều hành tour cần có kiến thức tổng hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, tâm lý khách,.. cùng kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, tổ chức dịch vụ và sự kiện, sử dụng tốt ngoại ngữ, nắm bắt nhanh để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Nhiều bạn trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ trước những cuộc phỏng vấn hoặc do thiếu kinh nghiệm nên cảm thấy e ngại và thiếu tự tin trước nhà tuyển dụng. Dù bạn đã chuẩn bị rất nhiều và khá đầy đủ, chi tiết hệ thống các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn nhưng khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự đôi lúc bạn lúng túng trước những câu hỏi phỏng vấn rất thông thường và không quá khó chỉ vì bạn thiếu sự chuẩn bị. Sau đây là những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường sử dụng để đánh giá sự nhạy bén và khả năng ứng xử của bạn.