Hằng ngày bạn đều phải nhận hàng chục đến hàng trăm tin nhắn hay cuộc gọi thư rác mà bản thân lại không có nhu cầu gây bức xúc bực bội. Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, điện tử rác, cuộc gọi rác có hiệu lực từ ngày 1/10/2020 theo đó người dùng có thể từ chối mọi cuộc gọi, tin nhắn, thư rác và các cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt lên đến 100 triệu đồng đối với hành vi gửi tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi quảng cáo đến thuê bao nằm trong danh sách không quảng cáo.
Ông bà ta có câu: “Hổ dữ không ăn thịt con” nhưng từ đầu năm 2020 đến nay chúng ta chứng kiến hàng loạt vụ cha mẹ đẻ bạo hành con cái gây chấn động xã hội và hoang mang dư luận. Từ phẫn nộ chúng ta chỉ mong rằng cơ quan chức năng có hình phạt thích đánh cho những kẻ mang danh cha mẹ nhưng lại không có tính người.
Ngoại tình là đề tài đạt “top trending” trên mọi mặt trận vì từ năm này sang tháng nọ vẫn luôn có hàng tá cuộc ngoại tình với diễn biến khác nhau lần lượt xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. “Vũ trụ Tuesday” bằng cách này hoặc cách khác đe dọa mạnh mẽ đến hạnh phúc gia đình của mọi người mọi nhà. Vậy pháp luật Việt Nam quy định hình phạt cho những kẻ ngoại tình là gì?
“Chúc mừng bạn đã tốt nghiệp – chuẩn bị chuyển sang chế độ thất nghiệp.” Đây thật chất là câu nói vui của những bạn sinh viên mới ra trường thường đùa với nhau nhưng nó lại phần nào phản ánh được tình trạng thực tế hiện tại là số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý một năm 2019, cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó 124.500 người có trình độ từ đại học trở lên. Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? Những nguyên nhân dưới đây được xem là lý do mà sinh viên ra trường mãi chẳng có việc làm.
Trong thực tế khi các doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ), đôi khi vì tính chất của vị trí công việc đó mà doanh nghiệp đưa ra một số điều khoản rang buộc “oái oăm”. Trong đó có điều khoản buộc NLĐ trong một khoảng thời gian nào đó theo thỏa thuận, NLĐ không được mang thai và sinh con. Câu hỏi đặt ra là cam kết này trong hợp đồng có trái với quy định của pháp luật hay không?
Khi nhắc đến quấy rối tình dục, nhiều người sẽ liên tưởng tới sự việc cách đây hơn 01 năm, sự việc cô gái bị cưỡng hôn trong thang máy và người đàn ông sau đó bị phạt 200.000 đồng tạo ra một sự bức xúc trong dư luận về tính răn đe của pháp luật. Qua đó mới thấy rằng, hành vi quấy rối tình dục, các quy định, chế tài xử phạt hành chính hiện nay còn rất lỏng lẻo và không đảm bảo tính răn đe.
Mới đây tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long xảy ra vụ án một nam thanh niên giết người yêu mình và sau đó dùng nhiều cách cùng lúc để tự tử như chích điện, uống thuốc ngủ, thuốc sâu, dùng dao lam cắt động mạch chủ… tuy nhiên lại không chết. Lực lượng chức năng phát hiện và cấp cứu kịp thời, tính đến nay sức khỏe kẻ giết người đã dần hồi phục. Nhiều ý kiến thắc mắc cho rằng việc giết người là tội ác cực kì nghiêm trọng, hung thủ đã muốn chết, tại sao phải cứu rồi sau đó khả năng cao lại tuyên án tử hình… Đây là câu hỏi hay, có nhiều khía cạnh pháp lý cần được mổ xẻ để làm rõ.
Tâm lý đổ lỗi và tâm lý thụ động là hai rào cản lớn nhất trên con đường phát triển sự nghiệp của mỗi người. Vì vậy đây cũng là hai tính cách mà mỗi chúng ta cần phải loại trừ từ khi còn trong “trứng nước”.
Thống kê đến đầu tháng 9/2017, trên cả nước có khoảng 230.000 cử nhân, thạc sĩ đang trong tình trạng thất nghiệp, đáng báo động đó là tỷ lệ sinh viên mới ra trường thất nghiệp ở mức khá cao.