Sửa đổi Luật Việc làm: Thích ứng với già hóa dân số và Cách mạng công nghiệp 4.0

Sáng ngày 9/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp.

Đăng bài: 11:05 21/12/2024
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ LĐTBXH

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho biết, việc đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị Luật Việc làm (sửa đổi) xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, thị trường lao động, cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới và các Nghị quyết, Chỉ thị liên quan.

Đồng thời, dự án Luật cũng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, nhất là đối với các Luật mới được sửa đổi, bổ sung (Bộ luật Lao động 2019, Luật Cư trú 2020, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 …); phù hợp các tiêu chuẩn, thông lệ và cam kết trong lĩnh vực việc làm mà Việt Nam tham gia như Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em, Công ước về người khuyết tật, các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Khắc phục những tồn tại, hạn chế về quy định của Luật Việc làm về hỗ trợ tạo việc làm, thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, phát triển kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, bảo hiểm thất nghiệp, đăng ký lao động. Đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm, kịp thời ứng phó, thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cách mạng công nghiệp 4.0, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững, quản lý nguồn lao động.

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)

Giới thiệu các nội dung mới trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật đã thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28-NQ/TW. Bám sát 4 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 89/2023/QH15. Tổng hợp những kiến nghị của các Đại biểu Quốc hội, cử tri về lĩnh vực việc làm; rà soát hạn chế, vướng mắc, bất cập phát sinh trong tổng kết thi hành Luật Việc làm năm 2013, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan. Rà soát các điều ước, cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực việc làm.

So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn với 4 nhóm chính sách: Quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, tập trung; Hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động; Phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết, mục tiêu và các quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật Việc làm (sửa đổi) đã nêu tại Tờ trình số 676. Tuy nhiên, thực hiện đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo Luật: chỉ quy định trong Luật những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành.

Đánh giá Hồ sơ dự án Luật cơ bản bảo đảm đủ thành phần theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện các chính sách mới; tiếp thu, giải trình thấu đáo các ý kiến góp ý và bổ sung đầy đủ các dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

Về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng, so với Luật hiện hành, dự thảo Luật đã quy định hỗ trợ tạo việc làm mới, duy trì, mở rộng việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, quy định cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi và làm rõ hơn chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên.

Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để bảo đảm khả năng thực hiện, nhất là nguồn vốn cho vay ở địa phương để hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tiếp tục rà soát để quy định về nguồn vốn cho vay từ ngân sách nhà nước thống nhất với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các luật khác có liên quan; quy định các nguyên tắc cơ bản để hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp; hỗ trợ việc làm cho thanh niên, người cao tuổi.

Đối với đăng ký lao động, dự thảo Luật mới chỉ quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đăng ký lao động; thiếu quy định đăng ký lao động đối với người lao động không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người lao động là người nước ngoài; chưa có quy định khuyến khích người lao động chủ động đăng ký lao động; nghiên cứu quy định để việc đăng ký lao động và phương thức quản lý lao động phù hợp, thích ứng với quá trình triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025; chưa rõ vai trò chủ trì, đầu mối của ngành lao động - thương binh và xã hội trong đăng ký lao động; cơ chế phối hợp, chia sẻ dữ liệu về lao động giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật nghiên cứu bổ sung các nội dung trên tại dự thảo Luật.

Toàn cảnh phiên làm việc tại Hội trường Diên Hồng

Bên cạnh đó, Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo làm rõ tính khả thi của quy định đăng ký lao động đối với người lao động tự do; sự cần thiết quy định thêm thủ tục đăng ký lao động đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; sự phù hợp khi người sử dụng lao động khai báo thông tin về lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội và rà soát, loại bỏ những quy định liên quan đến trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký lao động thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong dự thảo Luật.

Về hệ thống thông tin thị trường lao động, Ủy ban Xã hội cho rằng, dự thảo Luật quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối và chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin, phân tích, dự báo, phổ biến thông thị trường lao động. Trên thực tế, nhiều thông tin về lao động, việc làm đang được Tổng cục Thống kê thực hiện và nhiều thông tin liên quan có trong cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, dân cư, cư trú.

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá cụ thể, làm rõ: tác động tài chính của việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động; tính liên thông, lộ trình thực hiện liên thông với các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến lao động, việc làm. Đồng thời, cần phân định thẩm quyền và phạm vi thu thập, tổng hợp, quản lý thông tin về lao động giữa ngành lao động - thương binh và xã hội với cơ quan thống kê cũng như làm rõ thời hạn công bố, phổ biến kết quả thu thập, phân tích, dự báo thông tin về thị trường lao động.

5 Nguyễn Phạm Đài Trang

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

08/01/2025

Ngày 31/12/2024, BHXH Việt Nam ban hành văn bản số 4949/BHXH-CNTT gửi các đơn vị trực thuộc, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin trong dịp Tết Dương lịch 2025, Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

06/01/2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 01/TT-BYT có hiệu lực thi hành luôn từ ngày 1/1/2025, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, trong đó có quy định một số bệnh không cần giấy chuyển tuyến.

30/12/2024

Ngày 25/12, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 4842/BHXH-VP về việc thực hiện các nhiệm vụ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

30/12/2024

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 85/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 69/2022/TT-BTC quy định chi tiết về chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved