Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Sinh viên Luật mới ra trường tìm việc và những khó khăn
Tìm việc làm là một thử thách của sinh viên Luật mới ra trường nói riêng và của các tân cử nhân, trong bất kì lĩnh vực nào nói chung. Với ngành Luật, những khó khăn gặp phải là gì?
>> Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đi làm cần chú ý điều gì?
>> Tổng hợp mức lương các vị trí công việc liên quan đến ngành Luật
>> Học luật nhưng không làm đúng nghề luật thì có những thuận lợi và khó khăn gì?
Việc làm cho Sinh viên luật mới ra trường tìm việc
1. Mơ hồ về lựa chọn hướng đi trong ngành Luật
“Học ngành Luật làm được rất nhiều việc”
Trên là câu thần chú mà có lẽ ai học Luật điều ít nhất 01 lần nghe qua. Và nó là sự thật chứ không chỉ là một câu nói đùa. Học Luật làm được rất nhiều việc, nó là một cánh cửa mở với các tân cử nhân. Nhưng đó cũng chính là một thử thách, cũng là khó khăn cho chính họ.
Khi có quá nhiều lựa chọn, con người ta sẽ có xu hướng phân vân và không biết phải lựa chọn gì. Học ở trường Luật, các sinh viên vì nhiều lý do khác nhau, người thì chăm chú vào kết quả học tập, người thì tập trung vào đam mê riêng, người thì lo chuyện mưu sinh hằng ngày… nên thường không có nhiều người có hoạch định cho riêng mình sau khi tốt nghiệp ở trường Luật.
Theo nghề Luật sư, thi công chức, theo nghề Thẩm phán, Kiểm sát… hay ra làm ở doanh nghiệp, làm kinh doanh…? Có quá nhiều lựa chọn, và không ít người phải băn khoăn khi chọn hướng đi cho mình
Những khó khăn của sinh viên luật khi mới ra trường
2. Không biết mình thật sự thích gì và có thể làm gì trong ngành Luật
Nguyên nhân dẫn đến sự băn khoăn, mơ hồ kể trên xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có một số lý do tiêu biểu là:
- Học Luật vì “không biết học gì”;
- Nộp hồ sơ vào trường Luật mà không tìm hiểu gì về nó;
- Không có sự chủ động tìm hiểu, và hoạch định hướng đi cho mình khi còn đi học;
- Không có sự đam mê.
…
Không biết thật sự mình thích gì
Cho dù nguyên nhân là gì, khi đứng trước băn khoăn, mơ hồ trên thì chính các sinh viên Luật, các tân cử nhân phải tìm cách tự tháo gỡ. Hãy bình tĩnh, giành cho mình một quãng thời gian đủ dài nhưng không quá dài tìm hiểu về những cơ hội và thách thức của ngành Luật, hãy suy nghĩ xem mình thật sự muốn gì, mình thật sự cần gì, mạnh ở điểm nào… những điểm mạnh của mình phù hợp với hướng đi nào, điều kiện gia đình ra sao… Đó là tất cả những câu hỏi mà các bạn phải tự đặt ra cho mình, và chính bản thân các bạn phải giải quyết từng câu hỏi đó một cách cặn kẽ và chi tiết. Hãy nghiêm túc với việc này, bởi nó chính là bản lề quyết định tương lai, cuộc sống của chính bạn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có thể sống được với nghề Luật hay không trong tương lai.
3. Ít “sân chơi” riêng ngành cho việc làm ngành Luật
Hiện nay các website việc làm lớn thường tập trung vào những ngành có độ nóng cao như IT, Truyền thông. Nhu cầu lao động về ngành Luật vẫn không có sự sụt giảm, tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng thì lại quá ít so với những ngành khác, dẫn đến sự nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung khiến cho việc tìm việc làm trong ngành Luật có nhiều khó khăn.
Những ngành nghề khác như nhà hàng - khách sạn, quản lý toà nhà, công nghệ - thông tin… hầu hết đã có những sân chơi riêng về tuyển dụng. Nắm bắt được xu thế đó, NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT đã ra đời, cung cấp môi trường tìm kiếm việc làm, tuyển dụng trong ngành Luật để nhà tuyển dụng và ứng viên có thể gặp nhau thuận lợi hơn.
Với đội ngũ nhân lực xây dựng dự án từng có nhiều năm kinh nghiệm kinh qua nghề Luật, thấu hiểu được những khó khăn trong nghề Luật nên sản phẩm NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT ngày càng được hoàn thiện, ưu tiên trải nghiệm và tiện cho người dùng là ứng viên và nhà tuyển dụng lao động trong ngành Luật.
4. Mặt bằng lương ngành Luật không cao
Và mặt bằng lương không cao với cử nhân Luật mới ra trường cũng là một trở ngại lớn. Khi mức lương không đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tái tạo sức lao động, người lao động trong ngành Luật, đặc biệt là sinh viên Luật mới ra trường thường có xu hướng chán nản và dễ dẫn đến hiện tượng làm trái ngành.
Mức lương ngành luật
5. Đối mặt với những rủi ro, bóc lột lao động
Ngành Luật là một ngành đặc thù đòi hỏi nhiều bởi yếu tố kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy khi bước chân vào nghề với tấm bằng cử nhân, thường khó thích ứng nhanh với yêu cầu công việc, điều đó đòi hỏi các đơn vị sử dụng lao động phải bỏ thời gian, chi phí đào tạo khá nhiều.
Nắm bắt được tâm lý cần kinh nghiệm, cần va chạm thực tiễn của sinh viên Luật, không ít những đơn vị đã lợi dụng sức lao động của sinh viên Luật bằng cách “tạo điều kiện cho làm việc” với tâm thế “ban ơn”, và đi kèm với đó là những mức đãi ngộ cực kì thấp, thậm chí thấp hơn so với những quy định pháp luật hiện hành.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Cùng khám phá các ngành nghề hot hiện nay và lý do tại sao chúng trở nên phổ biến. Đâu là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển và thu nhập cao trong tương lai?
Kinh tế có vai trò quyết định đối với xu hướng tiêu dùng tết của người lao động. Kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng tiêu dùng Tết của lao động?
Đào tạo nghề nghiệp liệu có phải chìa khóa cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp?
Quản trị nhân sự là gì? Tại sao quản trị nhân sự lại đóng vai trò quan trọng đến thành công của doanh nghiệp?