Mức lương trung bình ngành tài chính mới nhất? Có đáng để học?
Dưới đây là mức lương trung bình ngành tài chính mới nhất? Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong ngành tài chính được quy định như thế nào?
Mức lương trung bình ngành tài chính mới nhất. Có đáng để học?
Nhân viên tài chính (Financial Officer) là các cá nhân làm việc trong ngành tài chính, các công ty tài chính. Nhân viên tài chính là những người hỗ trợ công ty về những công việc thuộc lĩnh vực tài chính. Các nhân viên tài chính không chỉ làm tại các công ty tài chính mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư, chứng khoán,...
(1) Ngành tài chính bao gồm những công việc gì?
Ngành tài chính bao gồm các công việc như sau:
- Giám sát các hoạt động tài chính hàng ngày trong công ty (tiền lương, lập hóa đơn và các giao dịch khác).
- Lập báo cáo quản trị hàng tháng, hàng quý.
- Tham gia phân tích, nghiên cứu và lập mô hình dữ liệu chiến lược cho lãnh đạo cấp cao của công ty.
- Quản lý hệ thống kế toán, giám sát và báo cáo tài chính của công ty.
- Đảm bảo tuân thủ các chính sách kế toán và các yêu cầu pháp lý.
(2) Mức lương trung bình ngành tài chính mới nhất.
Dưới đây là một số thông tin về mức lương trung bình ngành tài chính:
Theo dữ liệu thống kê của NhanSu.vn, ta thấy ngành tài chính có mức lương trung bình hấp dẫn hiện nay. Thì mức thu nhập tăng rõ rệt và mạnh qua các vị trí của ngành tài chính hiện nay. Mức lương trung bình cũng cạnh tranh khá gắt gao và ngành tài chính cũng nằm trong top các ngành nghề nổi bật nhất hiện nay tại Việt Nam.
Vì vậy, ngành tài chính là ngành rất đáng để học vì tài chính là một trong ngành tìm năng phát triển nền kinh tế và luôn luôn có lộ trình thăng tiến rõ ràng trong công việc. Hàng năm, nhu cầu của các công ty vẫn tuyển nhân sự ngành tài chính vẫn tăng cao trong doanh nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán, kiểm toán,...
Mức lương trung bình ngành tài chính mới nhất. Có đáng để học? (Hinhf internet)
Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong ngành tài chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2021/NĐ-CP được quy định như sau:
Nội dung và nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
...
2. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
a) Vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Không sử dụng vốn vay nước ngoài cho các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực trừ trường hợp phục vụ chuyển giao công nghệ, kỹ năng vận hành trang thiết bị, máy móc; tham quan khảo sát; nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay; mua sắm ô tô trừ ô tô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định; vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành trừ một số vật tư, thiết bị dự phòng đặc biệt được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án;
b) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi trên cơ sở bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ; thực hiện phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực của bộ, cơ quan trung ương, địa phương; bảo đảm sự phối hợp quản lý, giám sát và đánh giá của các cơ quan có liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình về chính sách, trình tự, thủ tục vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương, tình hình thực hiện và kết quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
d) Công bố thông tin về chính sách hợp tác, lĩnh vực ưu tiên của các nhà tài trợ nước ngoài trên Hệ thống cổng thông tin điện tử của Chính phủ (chinhphu.vn; mpi.gov.vn; mof.gov.vn; mofa.gov.vn);
đ) Phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, ngăn ngừa và xử lý các hành vi này theo quy định của pháp luật;
e) Phương thức xác định khoản mục chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước: Việc xác định các khoản mục chi đầu tư phát triển được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, bảm đảm công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình về chính sách, trình tự, thủ tục, quản lý và sự dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Từ khóa: Mức lương trung bình ngành tài chính Ngành tài chính Mức lương trung bình vốn vay ưu đãi quản lý nhà nước về vốn ODA
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
Bài viết xem nhiều nhất
