Khám phá mức lương nhân viên phòng thí nghiệm tại Việt Nam?

Mô tả chi tiết về mức lương nhân viên phòng thí nghiệm? Quy trình đánh giá về thực hành tốt phòng thí nghiệm như thế nào?

Đăng bài: 21:00 07/05/2025

Khám phá mức lương nhân viên phòng thí nghiệm tại Việt Nam?

Nhân viên phòng thí nghiệm (Nhân viên phòng Lab) là người làm việc trong các phòng thí nghiệm thuộc lĩnh vực y học, sinh học, hóa học, dược phẩm, chế biến, v.v., hỗ trợ các hoạt động như thu thập mẫu, tiến hành các thí nghiệm, thao tác máy móc, phân tích và nghiên cứu. Các Nhân viên phòng thí nghiệm đều làm việc với thiết bị thí nghiệm để phân tích mẫu hoặc chất, thử nghiệm và báo cáo về những phát hiện, thay đổi. Họ còn vận hành, cung cấp, bảo quản và hỗ trợ trang thiết bị cho nhà khoa học hoặc người thực hành thí nghiệm.

Chi tiết các công việc của nhân viên phòng thí nghiệm 

Công việc cụ thể của những Nhân viên phòng thí nghiệm ở các cơ sở, viện nghiên cứu khác nhau, lĩnh vực khác nhau cũng sẽ khác nhau nhưng về bản chất thì những nhiệm vụ chính của họ bao gồm:

- Bảo trì dụng cụ phòng thí nghiệm, chi tiết hơn là điều chỉnh, làm sạch và khử trùng chúng để đảm bảo người dùng phòng lab có thể sử dụng bất kỳ lúc nào.

- Thực hiện xét nghiệm định kỳ để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và chính xác.

- Kiểm tra kho nguyên vật liệu thường xuyên để đảm bảo phòng thí nghiệm luôn có đủ vật liệu cần thiết cho hoạt động hàng ngày, cụ thể là vật liệu và dụng cụ dùng một lần như hóa chất, thuốc thử…

- Đưa lời khuyên và hướng dẫn nhân viên khoa học, giáo viên sử dụng đúng thiết bị. Đồng thời, giới thiệu phương pháp và công cụ mới với họ.

- Thu thập, tiếp nhận, ghi nhãn và/hoặc phân tích các mẫu, hợp chất bằng cách sử dụng đúng thiết bị thí nghiệm.

- Thiết kế và thực hiện thí nghiệm, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm phù hợp với quy trình tiêu chuẩn, ghi lại những quan sát và giải thích các phát hiện.

- Lưu trữ tất cả các dữ liệu thí nghiệm và kết quả thử nghiệm một cách chính xác, ở định dạng quy định (bằng văn bản và trên hệ thống máy tính).

- Tổ chức và lưu trữ tất cả các chất hóa học, chất lỏng và khí nén theo hướng dẫn an toàn.

- Đảm bảo rằng các hướng dẫn an toàn được tuân thủ mọi lúc trong phòng thí nghiệm.

- Duy trì nhật ký hàng ngày và sổ ghi chép thiết bị.

- Vệ sinh, khử trùng, bảo dưỡng, hiệu chuẩn dụng cụ thí nghiệm.

- Đặt hàng vật dụng thí nghiệm khi được yêu cầu.

- Hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.

- Luôn cập nhật những phát triển khoa học kỹ thuật có liên quan.

Mức lương nhân viên phòng thí nghiệm theo khu vực:

Mức lương của Nhân viên phòng thí nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, ngành nghề, quy mô công ty và vị trí, khu vực như sau:

 

- Mức lương của Nhân viên phòng thí nghiệm tại Hà Nội

Mức lương trung bình cho Nhân viên phòng thí nghiệm tại Hà Nội trong khoảng 6.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng. Đây là mức lương cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước, chỉ xếp sau TP. Hồ Chí Minh.

- Mức lương của Nhân viên phòng thí nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh

Mức lương trung bình cho Nhân viên phòng thí nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh trong khoảng 7.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng. Với mức tăng trưởng kinh tế cao trong cả nước thì mức thu nhập của Nhân viên phòng thí nghiệm ở TP. Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu.

- Mức lương của Nhân viên phòng thí nghiệm tại Đà Nẵng

Mức lương trung bình cho Nhân viên phòng thí nghiệm tại Đà Nẵng trong khoảng 5.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng. Thấp hơn so với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh mức lương cơ bản, Nhân viên phòng thí nghiệm còn được thưởng theo lợi nhuận, số thời gian làm việc. Nhân viên phòng thí nghiệm càng nhiều thời gian sẽ có mức lương càng cao. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật.

Khám phá mức lương nhân viên phòng thí nghiệm tại Việt Nam?

Khám phá mức lương nhân viên phòng thí nghiệm tại Việt Nam?

Quy trình đánh giá về thực hành tốt phòng thí nghiệm như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2018/TT-BYT quy định như sau:

Quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm
1. Quy trình đánh giá:
a) Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, Mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá dự kiến tại cơ sở thử nghiệm;
b) Bước 2. Cơ sở thử nghiệm trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GLP hoặc nội dung cụ thể khác của đợt đánh giá;
c) Bước 3. Đoàn đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GLP tại cơ sở thử nghiệm theo từng nội dung cụ thể.
Trong quá trình đánh giá, cơ sở thử nghiệm phải tiến hành hoạt động kiểm nghiệm thực tế.
d) Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở thử nghiệm để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở thử nghiệm trong trường hợp cơ sở thử nghiệm không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại; đánh giá về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP của cơ sở thử nghiệm;
đ) Bước 5. Lập và ký biên bản đánh giá:
Biên bản đánh giá được Lãnh đạo cơ sở thử nghiệm cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận; biên bản đánh giá phải thể hiện được thành Phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở thử nghiệm liên quan đến việc đánh giá đáp ứng GLP (nếu có). Biên bản được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở thử nghiệm, 02 bản lưu tại Cục Quản lý Dược.
e) Bước 6. Hoàn thiện Báo cáo đánh giá
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá GLP theo Mẫu số 03 tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này, liệt kê và phân tích, phân loại mức độ tồn tại mà cơ sở thử nghiệm cần khắc phục, sửa chữa, đối chiếu Điều Khoản quy định tương ứng của văn bản pháp luật, đánh giá mức độ tuân thủ GLP của cơ sở thử nghiệm. Phân loại mức độ tồn tại và đánh giá mức độ tuân thủ GLP của cơ sở thử nghiệm theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Gửi Báo cáo đánh giá GLP cho cơ sở thử nghiệm theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.
...

Theo quy định trên, quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm sau đây:

Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, Mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá dự kiến tại cơ sở thử nghiệm;

Bước 2. Cơ sở thử nghiệm trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GLP hoặc nội dung cụ thể khác của đợt đánh giá;

Bước 3. Đoàn đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GLP tại cơ sở thử nghiệm theo từng nội dung cụ thể.

Trong quá trình đánh giá, cơ sở thử nghiệm phải tiến hành hoạt động kiểm nghiệm thực tế.

Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở thử nghiệm để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở thử nghiệm trong trường hợp cơ sở thử nghiệm không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại; đánh giá về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP của cơ sở thử nghiệm;

Bước 5. Lập và ký biên bản đánh giá:

Biên bản đánh giá được Lãnh đạo cơ sở thử nghiệm cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận; biên bản đánh giá phải thể hiện được thành Phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở thử nghiệm liên quan đến việc đánh giá đáp ứng GLP (nếu có). Biên bản được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở thử nghiệm, 02 bản lưu tại Cục Quản lý Dược.

Bước 6. Hoàn thiện Báo cáo đánh giá

Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá GLP theo Mẫu số 03 tại Phụ lục V kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BYT, liệt kê và phân tích, phân loại mức độ tồn tại mà cơ sở thử nghiệm cần khắc phục, sửa chữa, đối chiếu Điều Khoản quy định tương ứng của văn bản pháp luật, đánh giá mức độ tuân thủ GLP của cơ sở thử nghiệm. Phân loại mức độ tồn tại và đánh giá mức độ tuân thủ GLP của cơ sở thử nghiệm theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BYT.

>>>Tải Mẫu số 03

Gửi Báo cáo đánh giá GLP cho cơ sở thử nghiệm theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP

5 Lại Thị Ngọc Huyền

Từ khóa: nhân viên phòng thí nghiệm mức lương nhân viên phòng thí nghiệm Nhân viên phòng Lab phòng thí nghiệm Quy trình đánh giá Thực hành tốt phòng thí nghiệm

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...