Cập nhật mức lương Trưởng phòng kinh doanh theo năm kinh nghiệm từ thấp đến cao?
Mức lương của Trưởng phòng kinh doanh mới nhất theo từng cấp độ kinh nghiệm? Kinh doanh theo quy định của pháp luật là gì?
Cập nhật mức lương Trưởng phòng kinh doanh theo năm kinh nghiệm từ thấp đến cao?
Trưởng phòng kinh doanh thuộc một trong số người có vị trí cấp trung trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một phòng kinh doanh trong một tổ chức, doanh nghiệp.
Đảm nhiệm các hoạt động như tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận của công ty. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà trưởng phòng kinh doanh sẽ đảm nhiệm thêm các công việc khác.
Trưởng phòng kinh doanh đảm nhiệm các công việc nào?
Các công việc cần đảm nhiệm bao gồm:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh đẩy bán Tour nước ngoài theo định hướng phát triển của công ty.
- Lập và triển khai kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm.
- Phát triển khách hàng & đối tác: Tìm kiếm, mở rộng hệ thống khách hàng: cá nhân, - nhóm, doanh nghiệp, hội đoàn…
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đại lý, đối tác quốc tế.
- Tuyển dụng, đào tạo và giám sát đội ngũ nhân viên kinh doanh, phân công chỉ tiêu, giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của đội nhóm, hỗ trợ nhân viên trong quá trình tư vấn, chốt sale các sản phẩm tour.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả công việc, kịp thời điều chỉnh và hỗ trợ đội nhóm.
- Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh để đề xuất sản phẩm và chiến lược phù hợp.
- Tìm kiếm, xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác quốc tế (đại lý, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài).
- Phối hợp với phòng điều hành, phòng marketing để thiết kế các tour mới hấp dẫn, phù hợp xu hướng.
- Trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng lớn. Xử lý các sự cố phát sinh, khiếu nại của khách hàng liên quan.
- Báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ cho Ban Giám Đốc.
- Phân tích dữ liệu doanh thu, hiệu quả chiến dịch và đề xuất cải tiến.
Mức lương trung bình tháng của Trưởng phòng kinh doanh?
Với khối lượng công việc đảm nhiệm không nhỏ nên mức lương của Trưởng phòng kinh doanh hiện nay được xem là mức lương khủng, ngoài lương cứng thực nhận còn có thêm một nguồn thu nhập màu mỡ đến lương thưởng của doanh nghiệp, tùy vào năng lực các Trưởng phòng kinh doanh sẽ có mức lương thưởng khác nhau.
Theo thống kê mức lương trung bình tháng của Trưởng phòng kinh doanh hiện nay thấp nhất là 6 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể lên đến hơn 70 triệu đồng/tháng.
Mức lương trung bình tháng theo kinh nghiệm của Trưởng phòng kinh doanh?
Hiện nay yêu cầu kinh nghiệm cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh là từ 2 - 3 năm . Rất ít các nhà tuyển dụng tuyển mà không yêu cầu kinh nghiệm, tuy vậy mức lương khởi điểm này cũng dao động với con số hấp dẫn từ 8 - 12 triệu đồng/tháng. Tương tự như vậy, mức lương sẽ tăng lên tùy theo kinh nghệm tương ứng.
- Với kinh nghiệm 1 - 4 năm sẽ có mức lương 19,3 triệu đồng/tháng.
- Với kinh nghiệm 5 - 9 năm sẽ có mức lương 24,2 triệu đồng/tháng.
- Với kinh nghiệm 1 - 4 năm sẽ có mức lương 29,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương của Trưởng phòng kinh doanh mới nhất theo từng cấp độ kinh nghiệm? được tham khảo thông tin từ NhanSu.vn.
Mức lương của Trưởng phòng kinh doanh mới nhất theo từng cấp độ kinh nghiệm? (Hình từ Internet)
Kinh doanh theo quy định của pháp luật là gì?
Căn cứ theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa kinh doanh như sau:
Giải thích từ ngữ
...
18. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
19. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu liên quan và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.
20. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
22. Người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.
...
Như vậy, thông qua quy định trên thì việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận được gọi là kinh doanh.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];