Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Target là gì? Đặt target như thế nào để mang lại hiểu quả cao trong công việc?
Target là gì? Đặt target như thế nào để mang lại hiểu quả cao trong công việc? Quy định về việc làm, giải quyết việc làm? Người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ?
Target là gì? Đặt target như thế nào để mang lại hiểu quả cao trong công việc?
Target là gì?
Target có nghĩa là mục tiêu, là kết quả mà một cá nhân hoặc tổ chức đặt ra để hướng đến trong một khoảng thời gian nhất định. Trong công việc, target có thể là doanh số bán hàng, số lượng sản phẩm hoàn thành, số khách hàng tiếp cận được, hoặc các chỉ tiêu khác liên quan đến hiệu suất làm việc.
Mỗi công việc, ngành nghề sẽ có những loại target khác nhau:
- Nhân viên kinh doanh: Target doanh số
- Nhân viên marketing: Target số lượt tiếp cận khách hàng hoặc tỷ lệ chuyển đổi.
- Nhân viên IT: Target hoàn thành một tính năng mới hoặc xử lý một số lượng bug cụ thể.
Đặt target như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong công việc?
Target không chỉ giúp định hướng công việc mà còn tạo động lực để mỗi người cố gắng đạt được kết quả tốt nhất.
Để đặt target hiệu quả, phương pháp SMART thường được áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả cao:
- Specific (Cụ thể): Mục tiêu phải rõ ràng, tránh chung chung. Thay vì nói "Tôi muốn bán được nhiều hàng hơn", hãy đặt "Tôi cần bán 50 sản phẩm mỗi tháng".
- Measurable (Đo lường được): Target cần có con số cụ thể để theo dõi tiến độ, như "tăng 30% lượt trong tác trên Facebook".
- Attainable (Khả thi): Mục tiêu phải thực tế, phù hợp với khả năng và nguồn lực hiện có.
- Relevant (Liên quan đến mục tiêu lớn hơn): Target nhỏ cần gắn với định hướng dài hạn, ví dụ "học thêm kỹ năng Excel để nâng cao hiệu suất công việc".
- Time-bound (Có thời hạn): Xác định rõ deadline, như "hoàn thành dự án trước ngày 30/11".
Ngoài ra, target nên được chia nhỏ thành các bước hành động để dễ theo dõi và điều chỉnh. Ví dụ, thay vì chỉ đặt mục tiêu "viết sách", hãy chia thành "viết 500 từ ngày" hoặc "hoàn thành 1 chương tuần".
Một target tốt không chỉ giúp bạn tập trung mà còn tạo động lực khi nhìn thấy sự tiến bộ. Ngược lại, nếu đặt target quá cao hoặc mơ hồ, bạn dễ nản chí và bỏ cuộc giữa chừng. Do đó, hãy cân nhắc kỹ năng, thời gian và nguồn lực trước khi đặt ra bất kỳ mục tiêu nào để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình đạt được target đặt ra, sẽ có không ít lần bạn thất bại. Trước tiên, hãy bình tĩnh và đánh giá lại tình hình liệu minh có đặt target quá cao, kế hoạch chưa hợp lý, thiếu nguồn lực hoặc gặp những yếu tố ngoài tầm kiểm soát. Bạn có bị phân tâm quá nhiều hay chưa tận dụng tối đa nguồn lực xung quanh? Bạn đã đặt mục tiêu quá tham vọng so với thời gian và khả năng hiện tại? Nếu target ban đầu quá khó, hãy chia nhỏ nó thành những bước nhỏ hơn để dễ dàng kiểm soát và theo dõi tiến độ.
Hãy tìm ra cách làm việc hiệu quả hơn thay vì chỉ làm việc chăm chỉ. Nếu bạn gặp vấn đề về thời gian, hãy tối ưu hóa quy trình, sử dụng các công cụ hỗ trợ hoặc học cách quản lý công việc tốt hơn. Nếu bạn thiếu động lực, hãy tìm một lý do mạnh mẽ hơn để thúc đẩy bản thân.
Đừng ngại nhờ sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, cấp trên hoặc mentor. Đôi khi, một góc nhìn mới có thể giúp bạn tìm ra hướng đi phù hợp hơn. Nếu có thể, hãy xin phản hồi từ những người có kinh nghiệm để hiểu rõ điểm yếu và cải thiện cách làm việc.
Target là gì? Đặt target như thế nào để mang lại hiểu quả cao trong công việc? chỉ mang tinh tham khảo.
Target là gì? Đặt target như thế nào để mang lại hiểu quả cao trong công việc? (Hình từ Internet)
Quy định về việc làm, giải quyết việc làm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc làm, giải quyết việc làm như sau:
- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
- Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
Người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];