Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Vượt đèn đỏ còn 1-2 giây vẫn đi bị xử phạt như thế nào?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc “Vượt đèn đỏ còn 1-2 giây vẫn chạy có bị xử phạt hay không?” theo quy định pháp luật hiện hành.
Quy định chung về tín hiệu đèn giao thông đường bộ năm 2025
Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 với thứ tự ưu tiên như sau: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Tín hiệu đèn giao thông; Biển báo hiệu đường bộ; Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
[1] Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
[2] Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
[3] Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
Do đó, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông đường bộ.
Vượt đèn đỏ còn 1-2 giây vẫn chạy có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Vượt đèn đỏ còn 1-2 giây vẫn đi bị xử phạt như thế nào?
Hành vi vượt đèn đỏ còn 1-2 giây vẫn đi bị coi hành hành vi vượt đèn đỏ, là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Đối với xe oto và xe máy được quy định mức phạt khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với xe oto:
Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và trừ 04 điểm giấy phép lái xe khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (điểm b khoản 9 Điều 6; điểm b khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
Lưu ý: vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông bị phạt 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe (điểm b khoản 10 Điều 6; điểm d khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
Đối với xe máy
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và trừ 04 điểm giấy phép lái xe khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (điểm c khoản 7 Điều 7; điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
Lưu ý: vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông bị phạt 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe (điểm b khoản 10 Điều 7; điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
Do đó, hành vi vượt đèn đỏ khi đèn còn 1-2 giây không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt đối với ô tô có thể lên đến 20 triệu đồng, trong khi đó xe máy cũng phải chịu mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng và đều bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe. Đặc biệt, nếu vi phạm gây ra tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng lên đến 22.000.000 đồng đối với xe oto và 14.000.000 đồng đối với xe máy và trừ 10 điểm giấy phép lái xe.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];