Từ vụ Baby Shark và Medi Kid Calcium K2: Tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Sản phẩm ăn ngon Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo người dân không nên sử dụng. Tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Đăng bài: 17:26 26/04/2025

Baby Shark và Medi Kid Calcium K2: Tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm cho trẻ em bị xử lý hình sự thế nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm cho trẻ em thì có thể phải chịu một trong các hình phạt chính sau đây:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Ngoài ra, tổ chức thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm cho trẻ em có thể chịu một hoặc một số hình phạt bổ sung sau:

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng

+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tại khung 6 quy định mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng cho tổ chức là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Như vậy, tổ chức thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm cho trẻ em có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất là "đình chỉ hoạt động vĩnh viễn".

Trên đây là thông tin tham khảo về nội dung: "Tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm cho trẻ em bị xử lý hình sự thế nào?"

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng bị xử lý hình sự thế nào?

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm bị xử lý hình sự thế nào? (Hình từ internet)

Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 67/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, quy định Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tuân thủ các quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Luật An toàn thực phẩm 2010 và các yêu cầu cụ thể sau:

+ Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

+ Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;

+ Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

+ Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;

+Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

+ Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

Lưu ý: Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Xem thêm

3 Trần Thị Kim Thương

Từ khóa: buôn bán hàng giả An toàn thực phẩm Thực phẩm chức năng kinh doanh thực phẩm Xử lý hình sự buôn bán hàng giả là thực phẩm Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm buôn bán hàng giả là thực phẩm cho trẻ em Baby Shark Medi Kid Calcium K2

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...