Trình UNESCO công nhận võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Dự kiến Việt Nam sẽ lập hồ sơ trình UNESCO công nhận võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Đăng bài: 03:40 15/04/2025

Trình UNESCO công nhận võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Bình Định vốn nổi danh khắp cả nước về truyền thống thượng võ đã trở thành bản sắc, được người đời ca tụng là miền "đất võ, trời văn". Võ cổ truyền Bình Định được biết đến không chỉ ở khả năng chiến đấu mà còn bởi sự mềm dẻo, linh hoạt trong từng chiêu thức. Do đó, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của môn võ này, Phó Thủ Tướng Mai Văn Chính đã đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể "Võ cổ truyền Bình Định" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo đó, giao Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan liên quan làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ di sản "Võ cổ truyền Bình Định" tới UNESCO và bảo đảm thời gian theo quy định của Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 2003 và pháp luật về di sản văn hóa.

Được biết, năm 2012, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ghi danh Võ cổ truyền Bình Định vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lưu ý: Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Trình UNESCO công nhận võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Trình UNESCO công nhận võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại (Hình từ Internet)

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận

Dưới đây là danh sách 16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận:

[1] Núi Sam

[2] Nghệ thuật làm gốm của người Chăm

[3] Nghệ thuật xòe Thái

[4] Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái

[5] Hát xoan

[6] Nghê thuật Bài chòi Trung Bộ

[7] Thưc hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt

[8] Nghi lễ và trò chơi kéo co

[9] Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

[10] Nghê thuật Đờn ca tài tử

[11] Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

[12] Hội Gióng ở đền Phù Đổng và Đền Sóc

[13] Ca trù

[14] Dân ca quan họ Bắc Ninh

[15] Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

[16] Nhã nhạc cung đình Huế

Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phải tuân theo nguyên tắc nào?

Các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phải tuân theo được quy định tại Điều 6 Luật Di sản văn hóa 2024 như sau:

[1] Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu đều được quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

[2] Quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân.

[3] Di sản văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo luật pháp quốc tế và theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

[4] Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, hài hòa với quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cộng đồng, cá nhân; tôn trọng sự đa dạng văn hóa, sự đối thoại giữa các cộng đồng và tính đặc thù dân tộc, vùng, miền.

[5] Ưu tiên bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, các dân tộc thiểu số rất ít người và những di sản văn hóa có giá trị toàn cộng đồng, xã hội.

[6] Bảo đảm giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích và tính nguyên gốc của di sản tư liệu; giá trị và hình thức thể hiện vốn có của di sản văn hóa phi vật thể.

[7] Tôn trọng quyền của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể và nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể trong việc quyết định các yếu tố cần được bảo vệ và hình thức, mức độ cần được phát huy của di sản văn hóa; xác định nguy cơ, tác động đe dọa sự tồn tại và lựa chọn giải pháp bảo vệ di sản văn hóa.

[8] Lồng ghép việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, địa phương.

7 Hoàng Yến

Từ khóa: Võ cổ truyền Bình Định Di sản văn hóa phi vật thể Luật Di sản văn hóa di sản văn hóa giá trị di sản văn hóa

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...