Nghị quyết 198: Miễn kiểm tra thực tế doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luật?
Quốc hội thông qua Nghị quyết 198, miễn kiểm tra thực tế doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luậ, cụ thể ra sao? Tiến hành điều tra doanh nghiệp tại các tỉnh thành trên cả nước từ 01/4/2025?
Nghị quyết 198: Miễn kiểm tra thực tế doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luật?
Vừa qua, ngày 17/5/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 198/2025/QH15 về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Cụ thể:
Căn cứ theo Điều 4 Nghị quyết 198/2025/QH15 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận, cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
1. Số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
2. Số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có), bao gồm cả kiểm tra liên ngành, không được quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
3. Đối với cùng một nội dung quản lý nhà nước, trường hợp đã tiến hành hoạt động thanh tra thì không thực hiện hoạt động kiểm tra hoặc đã tiến hành hoạt động kiểm tra thì không thực hiện hoạt động thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong cùng một năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
4. Kế hoạch, kết luận thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải được công khai theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, lợi dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
6. Ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử; giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp.
7. Miễn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định của pháp luật.
8. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ các rào cản tiếp cận thị trường, bảo đảm môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, rõ ràng, nhất quán, ổn định lâu dài, dễ tuân thủ, chi phí thấp.
9. Thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát. Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.
10. Không phân biệt đối xử giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế trong huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực vốn, đất đai, tài nguyên, tài sản, công nghệ, nhân lực, dữ liệu và các nguồn lực tài nguyên khác.
11. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi làm hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị trí thống lĩnh và lạm dụng vị trí độc quyền.
12. Nghiêm cấm cơ quan truyền thông, báo chí, tổ chức, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo đó, từ quy định nêu trên thì nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có dấu hiệu vi phạm rõ ràng thì số lần cơ quan có thẩm quyền được thanh tra, kiểm tra là 01 lần.
Đối với cùng một nội dung quản lý nhà nước, đã tiến hành thanh tra thì không được thực hiện hoạt động kiểm tra hoặc nếu đã thực hiện hoạt động kiểm tra thì không được tiến hành thanh tra trong cùng một năm, trừ khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Đồng thời, sẽ miễn kiểm tra thực tế tại những doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luật.
Như vậy, có thể thấy, sẽ miễn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định của pháp luật theo quy định nêu trên.
Trên đây là thông tin về "Nghị quyết 198: Miễn kiểm tra thực tế doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luật?".
Nghị quyết 198: Miễn kiểm tra thực tế doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Tiến hành điều tra doanh nghiệp tại các tỉnh thành trên cả nước từ 01/4/2025?
Căn cứ theo Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1706/QĐ-BKHĐT năm 2024 quy định cụ thể như sau:
[1] Thời gian điều tra doanh nghiệp năm 2025:
- Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 31/7/2025;
- Các tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp từ 5.000 doanh nghiệp trở lên: Thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 30/6/2025;
- Các tỉnh, thành phố còn lại: Thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 31/5/2025;
- Tập đoàn, tổng công ty: Thời gian tiến hành từ 01/6/2025 đến hết ngày 15/7/2025.
[2] Phạm vi điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2025 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018) trừ 3 ngành sau:
- Ngành O - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;
- Ngành U - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế;
- Ngành T - Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.
[3] Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi một ngành kinh tế tại một địa điểm (đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn) của tất cả ngành kinh tế quốc dân (trừ các ngành O, ngành U và ngành T trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam).
[4] Đơn vị điều tra
Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và các chi nhánh hạch toán độc lập trực thuộc doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã, các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật hợp tác xã và các doanh nghiệp được thành lập, chịu sự điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành như: Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán,...
Chi nhánh hạch toán độc lập là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền; có mã số thuế riêng (mã số thuế có 13 số); có con dấu riêng; tài khoản ngân hàng riêng; sử dụng hóa đơn và thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tại chi nhánh; trực tiếp kê khai thuế tại chi nhánh; có tổ chức bộ máy kế toán; tự lập và nộp Báo cáo tài chính tại chi nhánh.
Tập đoàn, tổng công ty gồm 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành (bao gồm 03 tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng - danh sách kèm theo Phương án).
Xem thêm
- Cho phép doanh nghiệp trích 20% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư quỹ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo Nghị quyết 198?
- Nghị quyết 68-NQ/TW: Hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình kinh tế mới theo chỉ đạo từ Bộ Chính trị như thế nào?
- Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế tư nhân đóng 58% GDP đến năm 2030? Nâng cao nhận thức và hành động để phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68 quy định thế nào?
Từ khóa: Kinh tế tư nhân Nghị quyết 198 Kiểm tra thực tế doanh nghiệp Cá nhân kinh doanh Hộ kinh doanh Miễn kiểm tra thực tế doanh nghiệp Điều tra doanh nghiệp Doanh nghiệp Kinh doanh
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;