Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau: Đây có được coi là biện pháp tự vệ thương mại?
Trung Quốc và Mỹ đang thực hiện áp thuế quan lên hàng hóa lẫn nhau rất cao. Đây có được coi là biện pháp tự vệ thương mại không?
Trung Quốc và Mỹ áp thuế lẫn nhau: Đây có được coi là biện pháp tự vệ thương mại? (Hình từ Internet)
Trung Quốc và Mỹ áp thuế quan đối ứng như thế nào?
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế quan đối ứng đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Thuế suất cơ bản được áp đặt ở mức 10% cho tất cả các quốc gia, nhưng mức thuế quan cao hơn và khác biệt được áp dụng cho các quốc gia có cán cân thương mại âm lớn nhất với Mỹ.
Theo đó, Trung Quốc phải đối mặt với mức thuế quan cao nhất, lên tới 54%. Trong số 20% mức thuế hiện hành, mức thuế quan 34% được bổ sung như một phần của “biện pháp đối ứng”.
Vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, mức thuế quan trung bình của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc là 12%, như vậy sau khi các biện pháp mới có hiệu lực, mức thuế quan trung bình của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ đạt khoảng 66%. Ngày 8 tháng 4, Mỹ đã chính thức triển khai một loạt thuế quan mới với hàng hóa nhập khẩu từ 86 quốc gia, trong đó Trung Quốc là đối tượng chịu mức thuế nặng nề nhất: tổng cộng 104%. Mức thuế này bao gồm 3 phần: 20% đã áp dụng trước đó, 34% bổ sung, và đợt tăng sốc 50% được ký ban hành vào ngày 8/4.
Đến ngày 9 tháng 4, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó. Quyết định có hiệu lực từ ngày 10/4. Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện “những biện pháp kiên quyết và hiệu quả” để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, sau khi Tổng thống Trump chính thức áp mức thuế 104% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ ngày 9/4.
Lưu ý: Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Trung Quốc và Mỹ áp thuế lẫn nhau: Đây có được coi là biện pháp tự vệ thương mại?
Theo quy định tại Điều XIX về biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định được quy định trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (gọi tắt là Hiệp định GATT) như sau:
[1a] Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.
[1b] Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại [1a] tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng hay đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó.
[2] Trước khi một bên ký kết áp dụng những biện pháp phù hợp với các quy định của [1a] và [1b], bên đó sẽ thông báo trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết. Bên ký kết đó sẽ dành cho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông báo về một nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong các hoàn cảnh khó khăn mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được, các biện pháp đã dự kiến tại khoản đầu tiên của điều khoản này có thể được tạm thời áp dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp dụng.
[3a] Nếu các bên ký kết liên quan không đi đến nhất trí, bên ký kết đề nghị áp dụng và duy trì biện pháp đó có quyền tiếp tục hành động. Nếu hành động đó được áp dụng hay tiếp tục được áp dụng, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày các biện pháp được áp dụng và sau 30 ngày kể từ khi Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản, các bên ký kết chịu tác động của các biện pháp đó có quyền ngừng không cho thương mại của bên ký kết đang áp dụng các biện pháp đó hoặc trong trường hợp đã dự liệu tại [1b] không cho thương mại của bên ký kết đã yêu cầu áp dụng các biện pháp đó hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ tương ứng đáng kể khác thuộc Hiệp định chung về thuế quan và thương mại và việc ngừng đó sẽ không bị Các Bên Ký Kết phản đối.
[3b] Không làm tổn hại đến các quy định của [3a], nếu các biện pháp đã áp dụng theo tinh thần khoản [2], không có tham vấn trước, gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước, trên lãnh thổ của một bên ký kết khác chịu tác động của các biện pháp đó, khi mỗi sự chậm trễ có thể gây ra những thiệt hại khó có thể khắc phục được, bên ký kết này có quyền ngừng cho hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ khác trong thời hạn cần thiết để ngăn ngừa hay khắc phục thiệt hại đó, có hiệu lực ngay từ khi các biện pháp nói trên được áp dụng hay trong suốt thời kỳ tham vấn.
Theo quy định trên, việc Trung Quốc và Mỹ áp dụng mức thuế quan rất cao cho hàng hóa của cả hai nước đều có ý nghĩa bảo vệ hàng hóa xuất khẩu của chính nước mình. Việc Trung Quốc áp dụng mức thuế quan rất cao với hàng nhập khẩu của Mỹ có thể làm giảm sự cạnh tranh của hàng hóa Mỹ trong Trung Quốc. Vậy việc áp mức thuế như hai nước trên có thể được coi là biện pháp tự vệ thương mại.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];