Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lịch đi học lại sau Tết âm lịch 2025 của học sinh miền Nam?
Thời gian học sinh miền Nam trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết âm lịch 2025 là khi nào? Các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2025 của từng địa phương được quy định ra sao?
Lịch đi học lại sau Tết âm lịch 2025 của học sinh miền Nam?
Mỗi tỉnh thành sẽ có thời gian nghỉ Tết âm lịch 2025 của học sinh khác nhau.
Theo đó, lịch đi học lại sau Tết âm lịch 2025 của học sinh miền Nam như sau:
STT |
Tỉnh, thành phố |
Ngày đi học lại sau Tết |
Căn cứ |
1 |
Thành phố Hồ Chí Minh 11 ngày |
3/2/2025 |
Quyết định 3089/QĐ-UBND ngày 08/8/2024; Công văn 8052/SGDĐT-VP ngày 13/12/2024 |
2 |
Cần Thơ 12 ngày |
3/2/2025 |
Quyết định 1803/QĐ-UBND ngày 15/8/2024 |
3 |
Đồng Nai 12 ngày
|
3/2/2025
|
Quyết định 2424/QĐ-UBND ngày 15/8/2024; Văn bản 3576/SGDĐT-VP ngày 10/12/2024 |
4 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
13 ngày 7/2/2025 |
Quyết định 2236/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 |
5 |
Sóc Trăng 14 ngày |
09/02/2025. |
Quyết định 1828/QĐ-UBND ngày 08/8/2024 |
6 |
Bạc Liêu 14 ngày |
3/2/2025 |
Quyết định 1419/QĐ-UBND ngày 07/8/2024 |
7 |
Đồng Tháp 9 ngày |
3/2/2025
|
Quyết định 654/QĐ-UBND-HC ngày 09/8/2024; Công văn của Sở GD&ĐT |
8 |
Trà Vinh 14 ngày |
2/2/2025 |
Quyết định 1381/QĐ-UBND ngày 13/8/2024 |
9 |
Bình Dương 9 ngày
|
3/2/2025
|
Quyết định 2339/QĐ-UBND ngày 09/8/2024; Văn bản 3576/SGDĐT-VP ngày 04/12/2024 |
10 |
Tây Ninh 14 ngày |
05/02/2024. |
Quyết định 1533/QĐ-UBND ngày 13/8/2024 |
11 |
Bến Tre 11 ngày |
05/02/2024. |
Kế hoạch 5272/KH-UBND ngày 14/8/2024; Văn bản của Sở GD&ĐT |
13 |
Long An 10 ngày |
03/02/2024.
|
Quyết định 8102/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 |
14 |
Vĩnh Long 14 ngày |
6/2/2025 |
Quyết định 1576/QĐ-UBND ngày 13/8/2024; Thông báo của Sở GD&ĐT |
15 |
Hậu Giang 9 ngày |
03/02/2024. |
Quyết định 1174/QĐ-UBND ngày 13/8/2024; Thông báo của Sở GD&ĐT |
16 |
Cà Mau 9 ngày |
03/02/2024. |
Quyết định 1625/QĐ-UBND ngày 14/8/2024; Thông báo của Sở GD&ĐT |
17 |
Tiền Giang 11 ngày |
03/02/2024.
|
Quyết định 1720/QĐ-UBND ngày 13/8/2024; Văn bản của Sở GD&ĐT |
19 |
An Giang 14 ngày |
03/02/2024. |
Quyết định 1267/QĐ-UBND ngày 16/8/2024; Thông báo 5433/TB-SGDĐT ngày 18/12/2024 |
Lịch đi học lại sau Tết âm lịch 2025 của học sinh miền Nam? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm học 2025 ra sao?
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm học 2025 quy định tại Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 như sau:
- Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Chương trình giáo dục phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 8 Luật giáo dục 2019 thì chương trình giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu nào:
(1) Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
(2) Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
(3) Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
(4) Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật giáo dục 2019.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];