Lịch âm tại Việt Nam được tính như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ đề cập các vấn đề Lịch âm tại Việt Nam được tính như thế nào?

Đăng bài: 22:32 12/04/2025

Lịch âm tại Việt Nam được tính như thế nào?

Lịch âm tại Việt Nam được tính như thế nào? (Hình từ Internet)

Tổng quan về lịch âm

1. Lịch âm là gì? Lịch âm có từ khi nào?

Lịch âm hay (lịch ta) là cách toán ngày tháng dựa trên chu kì chuyển động của mặt trăng quanh trái đất hay có thể hiểu đơn giản là dựa vào chu kì tròn khuyết của mặt trăng. Đây là hệ thống lịch được sử dụng nhiều nơi ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,... và trong đó có Việt Nam. Hiện nay, nước ta sử dụng đồng thời cả hai lịch là lịch âm và lịch dương. Lịch âm sẽ phục vụ cho các truyền thống văn hóa dân gian và lịch dương phục vụ cho cuộc sống, công việc, học tập hàng ngày.

Trái với Âm lịch, Dương lịch là loại lịch dựa trên chu kỳ của Mặt Trời, tức là thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời. Thông thường, một năm dương lịch có 12 tháng, với tổng cộng 365 ngày, mỗi 4 năm, sẽ có một năm nhuận thêm 1 ngày (29/2) để bù cho 0,25 ngày dư trong chu kỳ.

Cho đến trước năm 1967, người dân Việt Nam vẫn sử dụng lịch âm của Trung Quốc. Vào năm 1959, tổ soạn lịch được thành lập. Đến năm 1967, tổ soạn được 33 năm Âm lịch tính từ 1968 đến năm 2001. Tại tiểu mục 3 Mục II Thông tư 01-VLĐC-1967 có nêu rõ như sau:

II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA QUYẾT ĐỊNH

...

Điều 3 đề ra việc sửa đổi cách tính âm lịch cho phù hợp với vị trí của nước ta. Âm lịch từ nay phải căn cứ vào giờ chính thức của nước ta trong khi tính các tuần trăng, có như vậy mới đúng với ngày giờ xuất hiện mặt trăng trên đất nước ta...

Ngày 8/8/1967, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định 121/CP quy định múi giờ chính thức của nước ta là múi giờ GMT+7 và Âm lịch Việt Nam tính theo múi giờ này (lịch âm của Trung Quốc được tính theo múi giờ GMT+8). Âm lịch Việt Nam chính thức được bắt đầu sử dụng từ năm 1968 và do Nha khí tượng tính toán.

(Lưu ý: “Thông tin về lịch âm” chỉ mang tính chất tham khảo)

2. Điểm khác nhau giữa lịch âm và lịch dương là gì?

Dựa trên các các niệm và phân tích cơ bản lịch âm và lịch dương có những sự khác biệt sau: 

[1] Hệ quy chiếu: Lịch âm dùng chu kì của mặt trăng để xác định thời gian còn lịch dương sử dụng mặt trời để xác định thời gian.

[2] Ngày lễ: Lịch âm thường gắn với những ngày lễ lớn trong năm và có ý nghĩa đối với người Việt Nam, còn lịch dương vẫn gắn với những ngày lễ nhưng đa phần ngày lễ này mang tính chất sự kiện hơn là bản sắc văn hóa.

[3] Ngày tốt xấu: Bởi vì lịch âm còn chiếu theo nhiều hệ quy chiếu khác như các chòm sao gắn với nét văn hóa cổ xưa nên chính vì vậy lịch âm rất coi trọng vấn đề phong thủy khác so với lịch dương đơn thuần chỉ mang tính chất thể hiện thời gian.

(Lưu ý: “Nội dung khác nhau giữa lịch âm và lịch dương” chỉ mang tính chất tham khảo)

Người lao động được nghỉ lễ trong năm theo ngày âm lịch nào?

Căn tại Điều 3 Quyết định 121-CP năm 1967 có quy định cụ thể về công dụng của lịch âm như sau:

Điều 3. Âm lịch dùng để định ngày tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ cổ truyền, là âm lịch tính theo giờ chính thức của nước ta.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động tại Việt Nam sẽ được nghỉ lễ trong năm 2024 theo lịch âm theo các dịp sau đây:

[1] Tết âm lịch: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 05 ngày

[2] Giỗ tổ Hùng Vương: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Ngoài ra người lao động còn được nghỉ lễ hưởng nguyên lương trong các dịp sau: 

[1] Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).

[2] Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

[3] Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).

[4] Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

Như vậy, hiện nay tuy đa số các hoạt động đều sử dụng lịch dương tuy nhiên lịch âm luôn được người dân sử dụng song song để hỗ trợ cho các công việc liên quan và cũng là một nét đẹp về văn hóa của người Việt chẳng hạn như Tết âm lịch.

4 Nguyễn Mạnh Kiên

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...