Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hệ thống cấp bậc, quân hàm của Công an nhân dân 2025 được sắp xếp như thế nào?
Hệ thống cấp bậc, quân hàm của Công an nhân dân 2025 được sắp xếp như thế nào? Công an nhân dân có phải là lực lượng vũ trang nhân dân không? Nghĩa vụ của Công an nhân dân là gì?
Hệ thống cấp bậc, quân hàm của công an 2025 được sắp xếp như thế nào?
Theo Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
Cấp tướng |
Đại tướng; Thượng tướng; Trung tướng; Thiếu tướng. |
Cấp tá |
Đại tá; Thượng tá; Trung tá; Thiếu tá. |
Cấp úy |
Đại úy; Thượng úy; Trung úy; Thiếu úy. |
Hạ sĩ quan |
Thượng sĩ; Trung sĩ; Hạ sĩ. |
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
Cấp tá |
Thượng tá; Trung tá; Thiếu tá. |
Cấp úy |
Đại úy; Thượng úy; Trung úy; Thiếu úy. |
Hạ sĩ quan |
Thượng sĩ; Trung sĩ; Hạ sĩ. |
Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:
Hạ sĩ quan |
Thượng sĩ; Trung sĩ; Hạ sĩ; |
Chiến sĩ nghĩa vụ |
Binh nhất; Binh nhì. |
Hệ thống cấp bậc, quân hàm của Công an nhân dân 2025 được sắp xếp như thế nào? (Hình từ Internet)
Công an nhân dân có phải là lực lượng vũ trang nhân dân không?
Căn cứ Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định:
Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ. Như vậy, Công an nhân dân thuộc một trong ba lực lượng vũ trang nhân dân.
Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là gì?
Theo Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
2. Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo đó, nghĩa vụ tham gia công an là việc công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động Công an nhân dân quy định ra sao?
Theo Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 quy định nguyên tắc tổ chức,hoạt động Công an nhân dân được thực hiện như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];