Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Khi sắp xếp tổ chức bộ máy, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được hưởng chế độ nào?
Khi sắp xếp tổ chức bộ máy, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được hưởng chế độ nào? Nghĩa vụ của Công an nhân dân là gì?
Khi sắp xếp tổ chức bộ máy, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được hưởng chế độ nào?
Theo Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định các đối tượng được thực hiện chính sách tại Điều 7, Điều 7a, Điều 7b, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 14 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
- Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Như vậy, Công an, quân đội là các đối tượng thuộc diện hưởng các chế độ tại Điều 7, Điều 7a, Điều 7b, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 14 Nghị định 67/2025/NĐ-CP gồm:
Chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi:
- Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm;
- Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu
+ Được trợ cấp Trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo số năm công tác đóng bảo hiểm xã hội
(CSPL: Điều 7, Điều 7a, Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 67/2025/NĐ-CP)
Chế độ đối với cán bộ được kéo dài thời gian công tác:
Cán bộ đã quá tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định kéo dài thời gian công tác làm việc trong các cơ quan của Đảng. Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, nếu nghỉ hưu thì được trợ cấp hưu trí một lần bằng 30 tháng tiền lương hiện hưởng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
(CSPL: Điều 8 Nghị định 178/2024/NĐ-CP)
Chế độ thôi nghỉ việc
Cán bộ, công chức có độ tuổi từ đủ 02 năm trở lên cho đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Điều 7, Điều 7a, Điều 7b của Nghị định này, nếu nghỉ thôi việc sẽ được hưởng các chế độ sau:
- Trợ cấp thôi việc:
+ Nếu nghỉ thôi việc trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp sẽ bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.
+ Nếu nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền, mức trợ cấp sẽ bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.
-Trợ cấp cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Bảo hiểm xã hội: Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp tìm việc làm: Cán bộ, công chức được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Viên chức và người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
(CSPL: Điều 9,10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP)
Chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn do sắp xếp tổ chức bộ máy, thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.
Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
(CSPL: Điều 11 Nghị định 178/2024/NĐ-CP)
Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp
Căn cứ kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
(CSPL: Điều 14 Nghị định 178/2024/NĐ-CP)
Khi sắp xếp tổ chức bộ máy, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được hưởng chế độ nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của Công an nhân dân là gì?
Theo Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 quy định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];