Hành vi cưỡng đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào? Sự khác nhau giữa tội cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản là gì?

Hành vi cưỡng đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào? Sự khác nhau giữa tội cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản là gì?

Đăng bài: 15:52 15/05/2025

Cưỡng đoạt tài sản là gì?

Theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe dọa sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

Hành vi cưỡng đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 hành vi cưỡng đoạt tài sản sẽ có 4 khung hình phạt chính:

- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

- Khung 4: Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Cùng với đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hành vi cưỡng đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào? Sự khác nhau giữa tội cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản là gì?

Hành vi cưỡng đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào? Sự khác nhau giữa tội cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản là gì? (Hình internet)

Sự khác nhau giữa tội cưỡng đoạt tài sản và cướp tài sản là gì?

Tiêu chí

Tội cướp tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản

Căn cứ pháp lý

Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015

Định nghĩa

Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản

Là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

Thời điểm uy hiếp

Ngay tức khắc tức là sử dụng ngay lập tức, nhanh

Thời điểm đe dọa dùng vũ lực kéo dài, chậm và đứt quãng

Mức độ nguy hiểm

Cao, có thể gay thương tích hoặc tử vong

Thấp hơn vì chủ yếu là đe dọa tinh thần

Mức phạt

Khung 1: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;

Khung 2: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

Khung 3: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;

Khung 4: phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

Khung 5: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (chuẩn bị phạm tội).

Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khung 1: phạt tù từ 01 năm đến 5 năm;

Khung 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;

Khung 3: phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;

Khung 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;

Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chủ thể

Người từ 14 tuổi trở lên có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự

Người từ 14 tuổi trở lên có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự

Xem thêm 

8 Cao Ngọc Phương Linh

Từ khóa: Cưỡng đoạt tài sản hành vi cưỡng đoạt Bộ luật Hình sự 2015 hành vi cưỡng đoạt tài sản Hành vi đe dọa

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...