Drone bị rơi vào đêm 30: Hành vi không trả lại Drone sau khi nhặt được sẽ bị xử lý như thế nào?

Đêm 30 tháng 4, vì yếu tố khách quan mà hàng nghìn Drone bị rơi tại buổi trình diễn. Nhiều người có hành vi nhặt được Drone nhưng cố tình không trả lại. Vậy hành vi đó sẽ bị xử lý như thế nào?

Đăng bài: 10:03 02/05/2025

Drone là gì?

Drone (còn gọi là thiết bị bay không người lái) cho phép người dùng thực hiện chức năng điều khiển từ xa, có thể xác định hướng bay, tốc độ bay, tốc độ di chuyển cũng như phương hướng di chuyển theo ý muốn của người điều khiển.

Drone được sử dụng trong hoạt động như: quay phim, giám sát, nghiên cứu khoa học, cứu hộ, quân sự, trình diễn tạo hình nghệ thuật...

Trên đây là thông tin tham khảo về nội dung: "Drone là gì? Một Drone có giá bao nhiêu?"

Sự cố rơi Drone hàng loạt vào đêm 30

Sự cố rơi Drone hàng loạt vào đêm 30 (Hình từ internet)

Hành vi không trả lại Drone của cá nhân sau khi nhặt được có thể bị xử lý như thế nào?

[1] Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Sau sự cố khiến hàng loạt Drone bị rơi, Ban tổ chức đã thông báo, kêu gọi người dân hỗ trợ tìm kiếm Drone và thông báo địa điểm trả lại Drone khi nhặt được.

Như vậy, với hành vi nhặt được Drone, mang về nhà sử dụng mặc dù biết đây là tài sản của người khác thì thuộc trường hợp: "Sử dụng trái phép và chiếm giữ tài sản của người khác" tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra nếu hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng Drone thì còn bị xử lý theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Mức xử phạt hành chính như sau:

(1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

(2) Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng trái phép Drone (nếu có)

+ Buộc trả lại Drone do chiếm giữ trái phép

+ Trường hợp làm hư hỏng Drone thì buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng Drone (nếu có)

[2] Xử lý hình sự

Căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định

Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc hoặc dưới 100.000.000 triệu đồng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219, Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
...

Theo đó, đối với hành vi nhặt được Drone nhưng không trả lại cho chủ sở hữu mà cố tình đem về nhà sử dụng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội chiếm giữ trái phép tài sản" hoặc "Tội sử dụng trái phép tài sản", trường hợp có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị truy cứu TNHS về "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản". Tùy vào từng hành vi cụ thể và mức độ gây thiệt hại đối với tài sản mà mỗi cá nhân có thể bị truy cứu về tội danh khác nhau.

Trên đây là thông tin tham khảo về nội dung: "Hành vi không trả lại Drone sau khi nhặt được có thể bị xử lý như thế nào?

Xem thêm 

28 Trần Thị Kim Thương

Từ khóa: thiết bị bay không người lái Không trả lại Drone xử phạt hành chính Xử lý hình sự Drone truy cứu trách nhiệm hình sự nhặt được Drone không trả lại Drone là gì

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...