Đất hiếm là gì? Ai có quyền khai thác đất hiếm?

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến nội dung đất hiếm là gì? Ai có quyền khai thác đất hiếm?

Đăng bài: 19:02 14/04/2025

Đất hiếm là gì? Ai có quyền khai thác đất hiêm?

Đất hiếm là gì? Ai có quyền khai thác đất hiêm? (Hình từ Internet)

Đất hiếm là gì? Đất hiếm có công dụng như thế nào?

1. Định nghĩa đất hiếm.

Xét về quy mô Việt Nam hiện đang xếp thứ hai thế giới về trữ lượng đất hiếm khoảng 22 triệu tấn chỉ sau Trung Quốc.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT định nghĩa về đất hiếm như sau:

“Đất hiếm là tên gọi chung của nhóm 17 nguyên tố, bao gồm: Lantan (La), Ceri (Ce), Praseodymi (Pr), Neodymi (Nd), Promethi (Pm), Samari (Sm), Europi (Eu), Gadolini (Gd), Terbi (Tb), Dysprosi (Dy), Holmi (Ho), Erbi (Er), Thuli (Tm), Yterbi (Yb), Luteti (Lu), Scandi (Sc), Yttri (Y).” 

Mặc dù mang tên là hiếm, các nguyên tố đất hiếm - ngoại trừ prometi có tính phóng xạ - là tương đối dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất, với xeri là nguyên tố phổ biến thứ 25, nhiều hơn cả đồng.

Tuy nhiên, do đặc tính địa hóa học của chúng, các nguyên tố đất hiếm thường phân tán và không thường được tìm thấy tập trung trong các khoáng vật đất hiếm; kết quả là các kho quặng đất hiếm mà có thể khai thác kinh tế là ít phổ biến hơn

2. Công dụng của đất hiếm.

Với thành phần vật lí và hóa học phức tạo cùng với quá trình tinh luyện khó khăn đã khiến loại khoáng sản này có giá trị và công dụng vô cùng đa dạng cụ thể được ứng dụng vào những lĩnh vực sau:

[1] Công nghệ điện tử: Đất hiếm được sử dụng trong sản xuất các linh kiện điện tử như màn hình LCD, điện thoại di động, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Ví dụ, neodymium được sử dụng trong các nam châm mạnh trong điện thoại, loa, và động cơ.

[2] Pin sạc và pin điện: Các nguyên tố đất hiếm như lanthanum và cerium được sử dụng trong các pin sạc, bao gồm pin Nickel-Metal Hydride (NiMH) trong xe điện và các thiết bị di động.

[3] Nam châm vĩnh cửu: Neodymium và dysprosium là các nguyên tố chính trong việc sản xuất nam châm vĩnh cửu, có ứng dụng trong các động cơ điện, xe điện, máy tính và các thiết bị năng lượng tái tạo.

[4] Đèn huỳnh quang và đèn LED: Một số nguyên tố đất hiếm, như europium và terbium, được sử dụng trong các đèn huỳnh quang và đèn LED để tạo ra ánh sáng có màu sắc chính xác.

[5] Luyện kim và sản xuất thép: Đất hiếm có thể được sử dụng để cải thiện tính chất của thép và các hợp kim khác. Chúng có thể tăng cường độ bền, độ cứng, và khả năng chịu nhiệt của kim loại.

[6] Ứng dụng trong y học: Một số nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong các thiết bị y tế, như máy chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging), và trong một số loại thuốc chữa bệnh, ví dụ, lanthanum trong việc điều trị bệnh phổi.

[7] Các ứng dụng quân sự: Đất hiếm cũng có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp quốc phòng, như trong các thiết bị quang học, vũ khí laser, và các hệ thống dẫn đường.

(Lưu ý: Thông tin về "Đất hiếm và công dụng của đất hiếm" chỉ mang tính chất tham khảo.)

Ai có quyền khai thác đất hiếm? Các văn bản tổng hợp văn bản về Quy hoạch khai thác đất hiếm tại Việt Nam?

1. Quyền khai thác đất hiếm

Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 quy định về khoáng sản như sau: 

“Giải thích từ ngữ

13.Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ

…”

Theo đó dựa vào các đặc tính trên thì Đất hiếm được xem là Khoáng sản và được quyền khai thác theo quy định của Pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 quy định những đối tượng sau được xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản:

[1] Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

[2] Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

[3] Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành, nghề khai thác khoáng sản được xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm III.

Như vậy để những đối tượng trên có thể khai thác khoáng sản thì phải có giấy phép được quy định tại Điều 56 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 và phải đảm bảo được năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản được quy định tại Khoản 3 Điều 53 của Luật Địa chất và Khoáng sản 2024

2. Các văn bản tổng hợp văn bản về Quy hoạch khai thác đất hiếm tại Việt Nam

[1] Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

[2] Quyết định 333/QĐ-TTg ngày 23/4/2024 Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

[3] Nghị quyết 141/2024/QH15 về hoạt động, chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

[4] Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành

11 Nguyễn Mạnh Kiên

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...