CIC là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra CIC cá nhân online?

Tìm hiểu CIC là gì? Kểm tra CIC cá nhân như thế nào? Các thông tin mà CIC được thu thập?

Đăng bài: 09:09 25/02/2025

CIC là gì?

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (sau đây gọi là CIC) làm đầu mối tổ chức, thực hiện.

Theo đó,  CIC được hiểu là viết tắt của Credit Information Center, là Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Được thành lập vào năm 1999, CIC hoạt động như một tổ chức sự nghiệp công lập với nhiệm vụ chính là thu thập, xử lý, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. Mục tiêu của CIC là cung cấp thông tin tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc đánh giá và quản lý rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng.

>>Thẻ phi vật lý là gì? Hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng tối đa là bao nhiêu?

CIC là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra CIC cá nhân online?

CIC là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra CIC cá nhân online? (Hình từ Internet)

Kểm tra CIC cá nhân như thế nào? Các thông tin mà CIC được thu thập?

Có thể kiểm tra điểm tín dụng online bằng hai cách sau đây:

Cách 1: Thông qua website

Bước 1: Truy cập vào website của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn/. Sau đó, nhấp vào nút "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân vào biểu mẫu, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD và các thông tin khác. Lưu ý, khi đăng ký, bạn cần chụp đủ 3 bức ảnh của CMND/CCCD, bao gồm ảnh mặt trước, mặt sau và ảnh chân dung có kèm CMND/CCCD.

Bước 3: Hoàn tất đăng nhập bằng cách nhập mã OTP đã gửi đến số điện thoại dùng để đăng ký.

Bước 4: Phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.

Xem báo cáo. Nếu tài khoản của bạn được phê duyệt, bạn chỉ cần truy cập vào trang chủ của CIC và chọn mục "Khai thác báo cáo" trên thanh menu. Sau đó, đăng nhập bằng tài khoản tương ứng và làm theo các hướng dẫn để tra cứu thông tin về nợ xấu.

Cách 2: Thông qua App điện thoại

Ngoài ra, để kiểm tra nợ xấu, khách hàng có thể tải app CiCB - Credit info cho iOS hoặc cho Android.

Bước 1: Tải ứng dụng CIC (Credit Connect) về smartphone của mình

Bước 2: Sau khi tải và cài đặt thành công app, khách hàng cần tạo tài khoản cho mình bằng cách điền các thông tin pháp lý của cá nhân như số CMND, ảnh chụp CMND, ảnh chụp cá nhân, khai các thông tin như ngày tháng năm sinh, nơi sinh…

Sau khi cài đặt app và khởi tạo tài khoản thành công, khách hàng chờ CIC duyệt hồ sơ pháp lý và có thể sử dụng. Các thông tin CIC cung cấp bao gồm xếp hạng tín dụng bản thân, kiểm tra nợ xấu đang mang, có nợ nào là nợ xấu hay không…

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 15/2023/TT-NHNN CIC được thu thập các thông tin sau đây:

1. Thông tin tín dụng do tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện cung cấp theo quy định tại Thông tư này.

2. Thông tin từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định liên quan khác của pháp luật.

3. Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nguồn thông tin hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của CIC - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 15/2023/TT-NHNN CIC có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Đầu mối xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định về Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.

2. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc cung cấp thông tin tín dụng của tổ chức tín dụng và việc thực hiện hoạt động thông tin tín dụng của tổ chức tự nguyện theo hợp đồng ký kết với CIC.

3. Công khai các nguyên tắc, phạm vi sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, quy trình khai thác và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, giá dịch vụ thông tin tín dụng.

4. Tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng để cung cấp theo đề nghị của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2023/TT-NHNN.

5. Hỗ trợ đào tạo cán bộ về nghiệp vụ thông tin tín dụng theo nhu cầu của tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện.

6. Tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ.

7. Ban hành tiêu chí và tổ chức thực hiện việc đánh giá chất lượng cung cấp thông tin tín dụng cho CIC; áp dụng các biện pháp khuyến khích đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động thông tin tín dụng; đề xuất các đơn vị chức năng xử lý vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng.

8. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

>>Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu cá nhân online bằng CMND/CCCD nhanh nhất? Nợ xấu có được xóa không?

51 Đinh Thị Trâm Anh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...