Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế giả trên địa bàn?
Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế giả trên địa bàn? Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế giả trên địa bàn?
Vừa qua, ngày 17/5/2025, Bộ Y tế ban hành Công văn 3005/BYT-QLD năm 2025 về việc triển khai Công điện 65/QĐ-TTg năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Ngày 15/05/2025, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Công điện 65/QĐ- TTg năm 2025 về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Triển khai thực hiện Công điện 65/QĐ-TTg năm 2025 trong lĩnh vực quản lý, Bộ Y tế đề nghị các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các công việc sau đây:
- Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ ngày 15/05/2025 đến ngày 15/06/2025 theo đúng yêu cầu của Công điện 65/CĐ-TTg năm 2025 đối với các sản phẩm thuốc, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế. Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế trước ngày 20/6/2025 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục triển khai quyết liệt và hiệu quả Công điện 40/CĐ-TTg năm 2025 về việc xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả, Công điện 41/CĐ-TTg năm 2025 về việc xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và Công điện 55/CĐ-TTg năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả;
...
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng (Ban Chỉ đạo 389 địa phương, Y tế, Công an, Quản lý Thị trường, …) đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; tập trung đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc phòng chống tội phạm và tội phạm có tổ chức; siết chặt công tác quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, dấu hiệu tội phạm để có biện pháp phối hợp với các đơn vị chức năng truy tìm tận gốc, nhằm ngăn chặn, xử lý và kiến nghị khởi tố trong trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
...
Công chức, viên chức chịu trách nhiệm pháp lý nếu để xảy ra sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng sản xuất, kinh doanh, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, thiết bị y tế giả trên địa bàn.
...
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng sản xuất, kinh doanh, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, thiết bị y tế giả trên địa bàn.
Trên đây là thông tin về "Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế giả trên địa bàn?"
Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế giả trên địa bàn? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về 05 nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.
- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Xem thêm
Từ khóa: Chủ tịch tỉnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Thiết bị y tế giả Ủy ban nhân dân Người tiêu dùng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hàng giả Buôn bán thuốc
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;