Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Trách nhiệm của người livestream bán hàng khi quảng cáo sản phẩm được quy định như thế nào từ năm 2025?
Hình thức livestream bán hàng là gì? Quy định về trách nhiệm của người livestream bán hàng khi quảng cáo sản phẩm như thế nào?
Hình thức livestream bán hàng là gì?
Hình thức livestream bán hàng hiện nay đang là một hình thức phổ biến trong thời đại ngày nay với nhiều sự tương tác từ người tiêu dùng. Hình thức bán hàng này được thực hiện bằng cách livestream trên các nền tảng xã hội như Facebook, Tik Tok, Instagram, ... và các trang mua bán trực tuyến như Shopee, Tiki,...
Lý do tại sao hiện nay hình thức bán hàng này phổ biến là do hình thức này sẽ có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn kèm những quá tặng thú vị khác và cuối cùng là độ tin cậy của sản phẩm được người nổi tiếng kiểm chứng quảng cáo sản phẩm và nêu lên công dụng, chức năng của sản phẩm trên nền phát trực tuyến đó.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất kham thảo.
Trách nhiệm của người livestream bán hàng khi quảng cáo sản phẩm được quy định như thế nào từ năm 2025? (Hình từ Internet)
Quy định về trách nhiệm của người livestream bán hàng như thế nào khi quảng cáo sản phẩm ?
Theo khoản 2 Điều 12 Luật Quảng cáo 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo
1. Người quảng cáo có các quyền sau:
a) Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
b) Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
c) Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
d) Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
2. Người quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 13 Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải có các nghĩa vụ:
a) Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo;
b) Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;
c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;
d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
=> Như vậy, việc quảng cáo sản phẩm của người bán hàng sẽ có quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định như được quảng sao sản phẩm nhưng phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm đó. Ngoài ra, việc tiến hành quảng cáo sản phẩm đều có những quy trình chặt chẽ từ khâu cung cấp sản phẩm cho đến tay người người tiêu dùng.
Người quảng cáo sai sự thật khi livestream bán hàng thì bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, không chính xác về một trong các nội dung sau đây: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp; uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh; nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh; hình ảnh, giấy tờ, tài liệu chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh;
...
Đồng thời, tại Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo:
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
9.Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
...
Căn cứ khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
...
Như vậy, người quảng cáo sản phẩm khi livestream bán hàng mà quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng và các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];