Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Câu đố kiến thức mì Quảng là món ăn nổi tiếng của tỉnh nào ở Việt Nam? Tỉnh này sau sáp nhập tỉnh có tên gọi mới là gì theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025?
Câu đố kiến thức mì Quảng là món ăn nổi tiếng của tỉnh nào ở Việt Nam? Tỉnh này sau sáp nhập tỉnh có tên gọi mới là gì?
Câu đố kiến thức mì quảng là món ăn nổi tiếng của tỉnh nào ở Việt Nam?
Mì Quảng có thể hiểu là mì của xứ Quảng, là một món ăn có nguồn gốc xuất và là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam.
Vào ngày 2/11/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thực hiện một Hội thảo khoa học về mì Quảng. Hội thảo đã tạo tiền đề để thực hiện điền dã, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công nhận mì Quảng là món ăn văn hóa phi vật thể.
Mì Quảng là món ăn đã từng được xuất hiện trong các buổi tiệc trang trọng như:
+ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2006, năm 2018.
+ Tiệc chiêu đãi các đại biểu Quốc hội năm 2016.
+ Hiện diện trong Tuần Văn hóa Du lịch Quảng Nam tại Hà Nội năm 2009.
+ Lễ hội văn hóa giao lưu Việt – Nhật.
+ Lễ hội ẩm thực đường phố ở Hội An.
+ Các kỳ Festival Di sản Quảng Nam.
Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Câu đố kiến thức mì quảng là món ăn nổi tiếng của tỉnh nào ở Việt Nam? Tỉnh này sau sáp nhập tỉnh có tên gọi mới là gì? (hình ảnh Internet)
Tỉnh này sau sáp nhập tỉnh có tên gọi mới là gì theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025?
Căn cứ Mục II Danh sách kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, tên gọi mới của Tỉnh Quảng Nam sau sáp nhập tỉnh theo dự kiến như sau:
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoa, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòà hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị- hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Như vậy, tỉnh Quảng Nam sau sáp nhập với thành phố Đà Nẵng, lấy tên gọi mới là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Xem thêm:
- Quyết định 759: sau sáp nhập, chế độ chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức viên chức được bố trí làm việc tại tỉnh mới ra sao?
- Bản đồ hành chính Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành 2025 chính thức có khi nào? Bản đồ Việt Nam mới nhất 2025?
- Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp sau sáp nhập tỉnh 2025
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];