Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cách viết biên bản bàn giao công việc chi tiết nhất như thế nào?
Biên bản bàn giao công việc có cách viết như thế nào? Thời gian nhận lương của người lao động sau khi nghỉ việc là bao lâu?
Cách viết biên bản bàn giao công việc chi tiết nhất hiện nay như thế nào?
Dưới đây là mẫu biên bản bàn giao công việc chi tiết như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC Hôm nay, ngày....tháng.....năm....., tại Công ty.......................chúng tôi gồm: Bên bàn giao: Ông/bà:.................................................................................................................... Chức danh:.....................................Phòng/Bộ phận:............................................... Bên nhận bàn giao: Ông/bà:.................................................................................................................... Chức danh:.....................................Phòng/Bộ phận:............................................... Cùng tiến hành bàn giao công việc với nội dung như sau: - Nội dung bàn giao công việc - Người nhận bàn giao công việc Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành .... bản, mỗi bên giữ một bản./. Người bàn giao Người nhận bàn giao (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải về biên bản bàn giao công việc chi tiết nhất
Dưới đây là hướng dẫn viết biên bản bàn giao công việc như sau:
[1] Ngày, tháng, năm
Đây là thông tin cơ bản cần điền chính xác vào biên bản để xác định thời gian bàn giao công việc. Cần ghi rõ ngày, tháng, năm chính xác, tránh sự nhầm lẫn về thời gian, đảm bảo biên bản có giá trị pháp lý và dễ dàng tra cứu trong tương lai.
Ví dụ: Hôm nay, ngày 10 tháng 01 năm 2025.
[2] Công ty, tên phòng/bộ phận
Điền tên đầy đủ của công ty nơi công tác để xác định nơi diễn ra việc bàn giao.
Tên phòng/bộ phận:
Nếu công việc bàn giao liên quan đến một phòng/bộ phận cụ thể trong công ty, hãy ghi rõ tên phòng ban hoặc bộ phận đó để tránh nhầm lẫn về công việc cũng như người nhận và bàn giao.
Ví dụ: Công ty TNHH ABC, Phòng Marketing.
[3] Thông tin người bàn giao và người nhận bàn giao
- Thông tin người bàn giao:
Cung cấp đầy đủ họ tên, chức danh của người bàn giao công việc. Điều này giúp xác định rõ ràng người thực hiện việc chuyển giao.
- Thông tin người nhận bàn giao:
Cũng giống như người bàn giao, người nhận công việc cần ghi rõ họ tên và chức danh để xác định trách nhiệm tiếp nhận công việc.
Ví dụ:
Người bàn giao: Ông Nguyễn Văn A, Trưởng phòng Marketing
Người nhận bàn giao: Bà Trần Thị B, Nhân viên Marketing
[4] Nội dung công việc
Liệt kê công việc:
Mô tả chi tiết các công việc cụ thể cần bàn giao. Mỗi công việc được phân chia rõ ràng theo từng mục trong bảng. Hãy chắc chắn mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ, bao gồm các nhiệm vụ quan trọng và những điểm mà người nhận cần lưu ý.
Ghi chú: Có thể cung cấp thông tin bổ sung, nếu công việc có phần nào chưa hoàn thành hoặc có hướng dẫn cần thiết cho người nhận để tiếp tục công việc.
[5] Tài liệu, hồ sơ
- Mã hồ sơ, tài liệu:
Ghi rõ mã số hoặc mã tài liệu nếu có, để người nhận có thể dễ dàng nhận diện các tài liệu cần thiết.
- Tên hồ sơ/tài liệu:
Cung cấp tên đầy đủ của tài liệu, hồ sơ, giúp người nhận biết rõ ràng.
- Số lượng:
Ghi rõ số lượng tài liệu/hồ sơ bàn giao (có thể là bản gốc, bản sao hoặc tài liệu điện tử).
- Tình trạng:
Ghi tình trạng của tài liệu, hồ sơ (mới, đã qua sử dụng, hoặc còn nguyên vẹn).
- Vị trí lưu trữ:
Cung cấp vị trí cụ thể nơi lưu trữ các tài liệu này (ví dụ: trong tủ hồ sơ, trên máy tính, hoặc vị trí lưu trữ trong hệ thống phần mềm).
[6] Chữ ký
- Chữ ký người bàn giao:
Người bàn giao công việc cần ký tên và ghi rõ họ tên để xác nhận việc đã chuyển giao đầy đủ các công việc và tài liệu.
- Chữ ký người nhận bàn giao:
Người nhận công việc cần ký tên và ghi rõ họ tên để xác nhận đã nhận bàn giao công việc và tài liệu.
- Ngày ký:
Ghi rõ ngày tháng ký biên bản để xác nhận tính pháp lý của biên bản trong việc chuyển giao công việc và tài liệu.
Ví dụ:
Người bàn giao (Ký và ghi rõ họ tên)
Người nhận bàn giao (Ký và ghi rõ họ tên)
Ngày ký: Ngày 10 tháng 01 năm 2025
Biên bản bàn giao công việc không chỉ giúp người nhận tiếp tục công việc một cách suôn sẻ mà còn là căn cứ để giải quyết các vấn đề phát sinh sau này. Thực hiện đầy đủ và chính xác các bước trên sẽ giúp quá trình bàn giao diễn ra hiệu quả.
Lưu ý: thông tin về cách viết biên bản bàn giao công việc chỉ mang tính tham khảo!
Mới
>>>Biên bản bàn giao công việc là gì?
Cách viết biên bản bàn giao công việc chi tiết nhất hiện nay như thế nào? Những loại hồ sơ, tài liệu nào doanh nghiệp phải lưu giữ?
Thời gian nhận lương của người lao động sau khi nghỉ việc là bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Như vậy, thông qua quy định trên thì thời gian nhận lương của người lao động sau khi nghỉ việc là trong thời hạn 14 ngày làm việc hoặc không quá 30 ngày khi người sử dụng lao động thuộc các trường hợp tại các điểm a,b,c,d khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
NSDLĐ bị phạt bao nhiêu tiền nếu thanh toán tiền lương không đúng hạn cho NLĐ sau khi nghỉ việc?
Căn cứ điêm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 22/2022/NĐ-CP có quy định cụ thể về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động
....
Như vậy, thông qua quy định trên thì người sử dụng lao động bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không thanh toán tiền lương đúng hạn cho NLĐ sau khi nghỉ việc.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tìm kiếm liên quan
Những trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế? Từ 01/01/2025, thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được quy định như thế nào?
Người đi bộ khi sang đường có cần ra tín hiệu bằng tay hay không? Theo Nghị định 168, mức xử phạt đối với người đi bộ qua đường không ra tín hiệu bằng tay là bao nhiêu?
Những biển số xe nào được đưa ra đấu giá? Năm 2025, mức giá khởi điểm để đấu giá biển số xe là bao nhiêu?
Năm 2025, học sinh cấp 3 có được điều khiển xe 50cc hay không? người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Xem nhiều nhất gần đây
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Mẫu viết thư UPU lần thứ 54 như thế nào? Tiền thưởng cuộc thi viết thư UPU có phải đóng thuế TNCN hay không?
Mùng 1 Tết 2025 là ngày mấy theo lịch dương? Người lao động nghỉ Tết đến ngày nào?
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Hút pod phạt bao nhiêu từ năm 2025? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người hút pod là bao lâu? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người hút pod không?
Làm thế nào để tra cứu phạt nguội tại tra web Cục Đăng Kiểm Việt Nam www.vr.org.vn?