Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Các lợi ích đối với sinh viên Luật khi tham gia cuộc thi Moot
Cho tôi hỏi khi tham gia cuộc thi Moot, sinh viên Luật sẽ nhận được lợi ích gì về cả kiến thức lẫn kỹ năng? - Quỳnh Hương (Cần Thơ)
1. Cuộc thi Moot là gì?
Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về Moot, chúng ta hãy cùng tìm hiểu MOOT COURT LÀ GÌ?
Thuật ngữ “Phiên tòa giả định” (“moot court” hay “mooting”) được bắt nguồn từ thuật ngữ “moot” hay “emoot” trong tiếng Anh cổ có nghĩa là cuộc họp của những người hiểu biết của địa phương để thảo luận về các vấn đề quan trọng của địa phương.
Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến tại các trường luật trên thế giới như một hình thức hoạt động nghiên cứu và thực hành pháp lý của sinh viên các trường luật, trong đó các sinh viên đóng vai luật sư của các bên trong một vụ việc giả định, tranh luận về nội dung của vụ việc đó trước các thẩm phán của tòa giả định.
Có thể nói phiên tòa giả định là hình thức tuyên truyền pháp luật có tính thực tế cao, có sự phối hợp, liên kết giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Phiên tòa giả định là sự thể hiện rõ nét đặc trưng, truyền thống gắn lý thuyết với thực tiễn.
Phiên tòa giả định diễn ra với nhiều yếu tố bất ngờ và thú vị; sinh viên với vai trò là người học và thể hiện “tròn vai” là những thành viên Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, đại diện Luật sư…, cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, lắng nghe ý kiến của bên nguyên đơn và bên bị đơn để đưa ra phán quyết chính xác và công tâm nhất.
Phiên tòa giả định bao gồm các bài tập tình huống, các bản án đã được các tòa án xét xử được giảng viên Luật tập hợp và biên soạn lại làm tư liệu học cho sinh viên Luật.
Trên cơ sở nội dung vụ án, sinh viên Luật đảm nhận các vai trò trong phiên tòa phải tự thực hiện các nhiệm vụ của mình như: Kiểm sát viên phải viết cáo trạng hoặc bản luận tội, Luật sư viết bài bào chữa, Thẩm phán hay Chủ tọa phiên tòa viết bản án… dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giảng viên Luật.
Ngoài ra, các thủ tục khác như thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục xét hỏi, thủ tục tranh luận cũng đều được sinh viên Luật thực hiện thuần thục như một phiên tòa thật sự, từ trang phục, mô hình phòng xử án và các bước, các thủ tục tiến hành tố tụng tại phiên tòa được tái hiện đầy đủ.
Nội dung của phiên tòa giả định thường đề cập đến một số vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, như trộm cắp, giết người, tàng trữ trái phép chất ma túy...
Từ những trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard Law School, King’s College London, Columbia University, Berlin University,… cho đến những trường đại học nổi tiếng trong khu vực: Hong Kong University, National University of Singapore, Malay National University,… đều có các cuộc thi phiên tòa giả định về các lĩnh vực luật thương mại quốc tế, luật hình sự quốc tế, luật môi trường, luật nhân đạo quốc tế, nhân quyền,… nhận được sự ủng hộ đông đảo của cộng đồng sinh viên quốc tế.
Các lợi ích đối với sinh viên Luật khi tham gia cuộc thi Moot (Hình từ Internet)
2. Các lợi ích đối với sinh viên Luật khi tham gia cuộc thi Moot
Các lợi ích mà sinh viên Luật nhận được khi tham gia cuộc thi Moot có thể kể đến như sau:
Tại phiên tòa giả định, sinh viên không phải chỉ hiểu và trình bày các quy định pháp luật, nguyên tắc và học thuyết pháp lý, mà còn phải biết cách diễn giải và thuyết phục thẩm phán về các lập luận của mình.
Qua hình thức phiên tòa giả định, sinh viên đã được bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực pháp luật liên quan, đồng thời hình thành nhiều kỹ năng mềm quan trọng, nhờ đó mà trong vòng ba thập niên trở lại đây, hình thức giảng dạy luật thông qua phiên tòa giả định đã được áp dụng phổ biến tại rất nhiều trường đại học trên khắp thế giới.
Với tình huống giả định sát với thực tế, nội dung thể hiện sinh động phù hợp với giới trẻ, phiên tòa giả định giúp sinh viên Luật hiểu biết hơn về luật pháp, ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức được những hành động của mình để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Đặc biệt, việc áp dụng phương pháp dạy học phiên tòa giả định sẽ nâng cao kiến thức pháp luật cho sinh viên Luật, cung cấp cho sinh viên Luật những kiến thức giữa lý thuyết và thực tế, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy Luật ở Trường Đại học Duy Tân.
Phiên tòa giả định không chỉ giúp sinh viên Luật tiếp thu kiến thức và trải nghiệm thực tế một cách trực quan, sinh động nhất. Song song đó, sinh viên Luật còn biết thêm diễn biến một phiên tòa xét xử từ khi chuẩn bị khai mạc phiên tòa đến khi tuyên án, được rèn kỹ năng hùng biện và tranh tụng, kỹ năng điều hành phiên tòa, kỹ năng hành nghề luật sư, kỹ năng xét hỏi…
Vì vậy, các phiên tòa giả định thường xuyên được tổ chức giúp sinh viên ngành Luật hiểu được quy trình xét xử thực tiễn, hiểu được một phiên tòa thực tế diễn ra như thế nào, hiểu hơn về bài học, tiếp cận thực tế, có thêm kinh nghiệm trước khi bước đến Toà án chính thức.
Ngoài ra, khách mời là những Luật sư, chuyên gia ngành Luật có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và thực tiễn cũng sẽ đưa ra những lời khuyên, động viên, những lời nhận xét hữu ích cho các bạn sinh viên Luật.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?
Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Người cao tuổi có được giảm giá vé tàu về quê dịp Tết Nguyên đán 2025 hay không? Mức giảm giá vé khi đi tàu dịp Tết Nguyên đán 2025 cho người cao tuổi tối đa bao nhiêu phần trăm?
Từ 01/7/2025, văn bản ủy quyền nhận lương hưu chỉ có hiệu lực tối đa là bao lâu kể từ ngày lập? Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định như thế nào?