Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Bãi bỏ quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020 (Đề xuất)
Tại bố Dự thảo Dự thảo Luật sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ Tài chính đã đề xuất bãi bỏ quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Bãi bỏ quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020 (Đề xuất) (Hình từ Internet)
Bãi bỏ quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020 (Đề xuất)
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo Luật sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2020. Tại đây, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ một số quy định hiện hành tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2020 có nội dung bãi bỏ một số quy định hiện hành như sau:
Điều 2. Điều khoản thi hành
..
2. Bãi bỏ Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 25, Điều 26, Điều 28, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 30, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 31, khoản 3 Điều 45, khoản 5, khoản 6 Điều 68 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
Đáng chú ý, có 04 quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020 được Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ, gồm:
[1] Điều 19 quy định về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Điều 19. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
[2] Điều 20 quy định về Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Điều 20. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
[3] Điều 21 quy định về Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
[4] Điều 21 quy định về Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
11 quyền của doanh nghiệp trong năm 2025
Theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp sẽ có các quyền như sau:
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];