Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Toàn văn Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)
Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới toàn văn Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) mới được Bộ Tài chính công bố.
Toàn văn Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Theo đó, bố cục của Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) sẽ gồm 07 chương và 75 điều (sửa đổi 61 điều, bãi bỏ 02 điều; giữ nguyên số Chương so với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành).
Cụ thể như sau:
- Chương 1: Những quy định chung (gồm 18 điều: từ Điều 1 đến Điều 18, không tăng/giảm điều).
Chương này kế thừa quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, sửa đổi, bổ sung một số quy định về giải thích từ ngữ; phạm vi thu, chi ngân sách nhà nước; nguyên tắc cân đối, quản lý, phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chỉ và quan hệ giữa các cấp ngân sách; dự phòng ngân sách nhà nước; điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước; công khai ngân sách.
So với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, Chương này giữ nguyên số Điều.
- Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về ngân sách nhà nước (gồm 15 điều: từ Điều 19 đến Điều 33, giảm 01 điều).
Chương này kế thừa quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, sửa đổi, bồ sung một số quy định về nhiệm vu, quyền hạn của các cấp có thẩm quyền; quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến ngân sách nhà nước.
So với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, Chương này bãi bỏ 01 điều về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ KH&ĐT (đã sát nhập vào Bộ Tài chính) để tổng hợp chung vào nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính.
- Chương III: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp (gồm 06 điều, từ Điều 34 đến Điều 39, giữ nguyên tổng số điều).
Chương này kế thừa quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định tại tất cả các điều.
Toàn văn Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) (Hình từ Internet)
- Chương IV: Lập dự toán ngân sách nhà nước (gồm 07 điều, từ Điều 40 đến Điều 46, giảm 01 điều).
Chương này cơ bản kế thừa các quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành (căn cứ, thời gian, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình lập, thảo luận và trình dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm); sửa đổi, bổ sung yêu cầu về lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
So với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, Chương này giảm 01 điều về Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm (Điều 43 Luật Ngân sách nhà nước hiện hành).
- Chương V: Chấp hành ngân sách nhà nước (gồm 14 Điều, từ Điều 47 đến Điều 60).
Chương này kế thừa quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành kế thừa toàn bộ các quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành (tạm cấp ngân sách; điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách; tổ chức điều hành ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước; quản lý sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách; quản lý ngân quỹ nhà nước); sửa đổi, bổ sung, làm rõ hơn một số quy định về nhiệm kiểm tra phân bổ, giao dự toán, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, tổ chức thu ngân sách nhà nước, ứng trước dự toán ngân sách năm sau, xử lý thiểu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước, xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, bổ sung mới quy định về thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương, phân bổ sử dụng nguồn tăng thu và số dự toán chỉ còn lại của cấp ngân sách.
So với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, Chương này giữ nguyên số Điều.
- Chương VI: Kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước (gồm 11 điều, từ Điều 61 đến Điều 71).
Chương này kế thừa quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành (kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước; kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách địa phương; xử lý các khoản thu, chi ngân sách nhà nước không đúng quy định sau khi quyết toán ngân sách nhà nước được phê chuẩn); sửa đồi, bổ sung một số quy định về chuyển nguồn, yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước, duyệt và thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước, về thời hạn và trình tự quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, xử lý kết dư ngân sách.
So với Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, Chương này giữ nguyên số Điều.
- Chương VII: Điều khoản thi hành (gồm 04 điều, từ Điều 72 đến Điều 75).
Chương này kế thừa quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều khoản chuyển tiếp và điểu khoản thi hành.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];