Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
02 chiếc xe tăng húc cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu?
Chiếc xe tăng húc cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu? Từ 01/07/2025, bảo vật quốc gia phải đáp ứng đủ các tiêu chí nào?
02 chiếc xe tăng húc cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu?
Trưa ngày 30/4/1975, dẫn đầu đội hình xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập là hai chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu "843" và T-59 mang số hiệu "390".
- Chiếc xe tăng T54B mang số hiệu 843, một trong những chiếc xe tăng đầu tiên húc vào cổng phụ Dinh Độc Lập.
- Chiếc xe tăng T-59 mang số hiệu 390 thuộc Trung đoàn Thiết giáp 203 đã húc tung cánh cửa cổng chính dinh Độc Lập, mở ra khoảnh khắc lịch sử chói lọi - chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài hơn hai thập kỷ, khép lại trang sử chia cắt và ghi dấu ấn hào hùng cho ngày toàn thắng, non sông thu về một mối.
02 chiếc xe này mang giá trị lịch sử đặc biệt gắn liền với Chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Nó là biểu tượng tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam, đóng góp quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc.
Căn cứ khoản 29, khoản 30 Điều 1 Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quyết định công nhận bảo vật quốc gia đối với:
- Xe tăng T54B, số hiệu 843 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
- Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp).
Trên đây là toàn bộ thông tin về "02 chiếc xe tăng húc cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu?".
02 chiếc xe tăng húc cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Từ 01/07/2025, bảo vật quốc gia phải đáp ứng đủ các tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định như sau:
Công nhận, công nhận bổ sung, hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia
1. Bảo vật quốc gia phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
a) Là hiện vật gốc độc bản;
b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;
c) Là một trong các hiện vật sau: hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học liên quan đến sự kiện trọng đại của đất nước, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu; là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên;
d) Đã được đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
2. Việc công nhận, công nhận bổ sung bảo vật quốc gia được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương chỉ đạo lựa chọn, lập hồ sơ khoa học hiện vật đề nghị công nhận, công nhận bổ sung bảo vật quốc gia gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp hiện vật thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng, hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có đề nghị của chủ sở hữu hiện vật;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận, công nhận bổ sung bảo vật quốc gia, cấp bằng công nhận, công nhận bổ sung bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận bổ sung bảo vật quốc gia, cấp bằng công nhận, công nhận bổ sung bảo vật quốc gia.
...
Theo đó, bảo vật quốc gia phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
- Là hiện vật gốc độc bản;
- Là hiện vật có hình thức độc đáo;
- Là một trong các hiện vật sau: hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học liên quan đến sự kiện trọng đại của đất nước, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu; là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên;
- Đã được đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2024.
Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];