Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Toàn bộ công chức được trợ cấp 150% lương khi thôi việc theo Nghị định 170 có điều kiện và cách tính ra sao?

Toàn bộ công chức được hưởng trợ cấp 150% tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc theo Nghị định 170 khi tự nguyện xin thôi việc, chi tiết ra sao?

Đăng bài: 14:45 25/07/2025

Toàn bộ công chức được trợ cấp 150% lương khi thôi việc theo Nghị định 170 có điều kiện và cách tính ra sao?

Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định:

Chế độ, chính sách đối với công chức tự nguyện xin thôi việc hoặc bị cho thôi việc
1. Công chức tự nguyện xin thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi thôi việc. Tiền lương tháng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
3. Mức trợ cấp bằng 01 (một) tháng tiền lương hiện hưởng được thực hiện đối với trường hợp có tổng thời gian công tác trước khi thôi việc từ 06 tháng đến dưới 12 tháng.
4. Công chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc trường hợp tinh giản biên chế hoặc buộc thôi việc theo quy định của pháp luật thì không thuộc trường hợp được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều này.

(1) Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc

Công chức chỉ được nhận trợ cấp thôi việc theo Nghị định 170/2025/NĐ-CP khi tự nguyện xin nghỉ việc, và không thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã có thông báo nghỉ hưu;

- Bị tinh giản biên chế;

- Bị buộc thôi việc theo quyết định kỷ luật hoặc quy định pháp luật.

(2) Mức trợ cấp được hưởng

Người đủ điều kiện sẽ được hưởng các khoản trợ cấp như sau:

- 03 tháng tiền lương hiện hưởng, tính theo mức lương tháng liền kề trước khi thôi việc.

- 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Được bảo lưu thời gian tham gia BHXH hoặc hưởng BHXH một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

* Lưu ý: Nếu công chức có tổng thời gian công tác từ 06 tháng đến dưới 12 tháng, thì chỉ được nhận 01 tháng tiền lương trợ cấp.

(3) Cách tính tiền lương hiện hưởng

Tiền lương tháng được tính gồm:

- Lương ngạch, bậc theo bảng lương nhà nước;

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;

- Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề;

- Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Như vậy, công chức tự nguyện thôi việc được hưởng mức trợ cấp tương đương 150% tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc, cộng thêm 03 tháng lương hỗ trợ. Đây là một chính sách đáng chú ý trong Nghị định 170/2025, góp phần khuyến khích tinh gọn bộ máy hành chính theo hướng tự nguyện, chủ động.

Toàn bộ công chức được trợ cấp 150% lương khi thôi việc theo Nghị định 170 có điều kiện và cách tính ra sao?

Thời gian được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định:

Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
1. Thời gian được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu thời gian đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc tại hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao;
d) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
e) Thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
g) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
h) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.

Theo đó, thời gian được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu thời gian đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:

- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội;

- Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;

- Thời gian làm việc tại hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao;

- Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;

- Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức từ nguồn kinh phí từ đâu?

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định:

Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.

Theo đó, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.

Xem thêm

Từ khóa: Nghị định 170 Trợ cấp 150% lương Thôi việc theo Nghị định 170 Tính trợ cấp thôi việc Trợ cấp thôi việc

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...