Quyết định 1378/QĐ-CT: Danh sách 11 trụ sở và địa bàn quản lý của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh An Giang
Danh sách 11 trụ sở và địa bàn quản lý của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh An Giang. Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Quyết định 1378/QĐ-CT: Danh sách 11 trụ sở và địa bàn quản lý của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh An Giang
Ngày 30/06/2025 Cục Thuế đã ban hành Quyết định 1378/QĐ-CT năm 2025 quy định tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của các Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Quyết định 1378/QĐ-CT năm 2025, Cục Thuế quy định tên gọi trụ sở, địa bàn quản lý của 350 Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo danh sách kèm theo Quyết định 1378/QĐ-CT năm 2025 .
Trong đó, có quy định cụ thể về Danh sách 11 trụ sở và địa bàn quản lý của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh An Giang như sau:
STT |
TÊN GỌI |
ĐỊA BÀN QUẢN LÝ |
NƠI ĐẶT TRỤ SỞ CHÍNH |
1 |
Thuế cơ sở 1 tỉnh An Giang |
Phường Vĩnh Thông, Phường Rạch Giá, Đặc khu Kiên Hải. |
Phường Rạch Giá |
2 |
Thuế cơ sở 2 tỉnh An Giang |
Đặc khu Phú Quốc, Đặc khu Thổ Châu. |
Đặc khu Phú Quốc |
3 |
Thuế cơ sở 3 tỉnh An Giang |
Phường Hà Tiên, Phường Tô Châu, Xã Tiên Hải, Xã Giang Thành, Xã Vĩnh Điều. |
Phường Hà Tiên |
4 |
Thuế cơ sở 4 tỉnh An Giang |
Xã Bình Giang, Xã Bình Sơn, Xã Hòn Đất, Xã Sơn Kiên, Xã Mỹ Thuận, Xã Hòa Điền, Xã Kiên Lương, Xã Hòn Nghệ, Xã Sơn Hải. |
Xã Hòn Đất |
5 |
Thuế cơ sở 5 tỉnh An Giang |
Xã Tân Hội, Xã Tân Hiệp, Xã Thạnh Đông, Xã Thạnh Lộc, Xã Châu Thành, Xã Bình An, Xã Giồng Riêng, Xã Thanh Hưng, Xã Long Thanh, Xã Hòa Hưng, Xã Ngọc Chúc, Xã Hòa Thuận, Xã Định Hòa, Xã Gò Quao, Xã Vĩnh Hòa Hưng, Xã Vĩnh Tuy. |
Xã Giồng Riềng |
6 |
Thuế cơ sở 6 tỉnh An Giang |
Xã Tây Yên, Xã Đông Thái, Xã An Biên, Xã Đông Hòa, Xã Tân Thạnh, Xã Đông Hưng, Xã An Minh, Xã Văn Khánh, Xã Vĩnh Bình, Xã Vĩnh Thuận, Xã Vĩnh Phong, Xã Vĩnh Hòa, Xã U Minh Thượng. |
Xã An Minh |
7 |
Thuế cơ sở 7 tỉnh An Giang |
Phường Long Xuyên, Phường Bình Đức, Phường Mỹ Thới, Xã Mỹ Hoà Hưng, Xã An Châu, Xã Bình Hòa, Xã Cần Đăng, Xã Vĩnh Hạnh, Xã Vĩnh An, Xã Thọai Sơn, Xã Óc Eo, Xã Định Mỹ, Xã Phú Hòa, Xã Vĩnh Trạch, Xã Tây Phú. |
Phường Long Xuyên |
8 |
Thuế cơ sở 8 tỉnh An Giang |
Phường Châu Đốc, Phường Vĩnh Tế, Xã Mỹ Đức, Xã Vĩnh Thạnh Trung, Xã Châu Phú, Xã Bình Mỹ, Xã Thạnh Mỹ Tây. |
Phường Châu Đốc |
9 |
Thuế cơ sở 9 tỉnh An Giang |
Xã Chợ Mới, Xã Cù Lao Giêng, Xã Hội An, Xã Long Điền, Xã Nhơn Mỹ, Xã Long Kiến, Xã Phú Tân, Xã Phú An, Xã Bình Thạnh Đông, Xã Chợ Vàm, Xã Hòa Lạc, Xã Phú Lâm. |
Xã Chợ Mới |
10 |
Thuế cơ sở 10 tỉnh An Giang |
Phường Tân Châu, Phường Long Phú, Xã Tân An, Xã Châu Phong, Xã Vĩnh Xương, Xã An Phú, xã Vĩnh Hậu, xã Nhơn Hội, xã Khánh Bình, xã Phú Hữu. |
Phường Long Phú |
11 |
Thuế cơ sở 11 tỉnh An Giang |
Phường Thới Sơn, phường Tịnh Biên, phường Chi Lăng, xã An Cư, xã Núi Cấm, Xã Ba Chúc, Xã Tri Tôn, Xã Ô Lâm, Xã Cô Tô, Xã Vĩnh Gia. |
Phường Thới Sơn |
Trên đây là toàn bộ thông tin về "Quyết định 1378/QĐ-CT: Danh sách 11 trụ sở và địa bàn quản lý của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh An Giang"
Quyết định 1378/QĐ-CT: Danh sách 11 trụ sở và địa bàn quản lý của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh An Giang (Hình ảnh Internet)
Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-CT năm 2025 quy dịnh về nhiệm vụ và quyền hạn của Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố như sau:
(1) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Thuế cơ sở về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, thông báo thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế;
+ Quản lý nghĩa vụ người nộp thuế; giám sát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế;
+ Đăng ký, sử dụng và tiếp nhận dữ liệu hóa đơn, chứng từ, cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; quản lý nợ thuế; gia hạn nộp thuế; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, (sau đây gọi chung là quản lý nghiệp vụ thuế) và các nghiệp vụ khác có liên quan đến quản lý nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
(2) Thực hiện công tác phân tích, dự báo, lập, triển khai thực hiện dự toán, thống kê, kế toán, quyết toán thu ngân sách nhà nước, báo cáo tài chính nhà nước đối với những nguồn thu được phân công quản lý;
+ Tổ chức thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế;
+ Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn;
+ Chủ trì và phối hợp với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện thu ngân sách.
(3) Cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; hướng dẫn thực hiện, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế cho người nộp thuế;
+ Tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính về thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
(4) Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cho việc quản lý thu thuế;
+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.
(5) Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật;
+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
(6) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước;
+ Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế, cung cấp thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Thuế cơ sở.
(7) Thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi Thuế cơ sở quản lý.
(8) Kiểm tra, giám sát việc đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế thuộc phạm vi quản lý.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi trốn thuế, vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế và xử lý vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
(9) Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế; báo cáo, đề xuất việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế với cơ quan thuế cấp trên.
(10) Đánh giá kết quả tác nghiệp của công chức thuế đối với người nộp thuế trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
(11) Xử lý, cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu về thuế, hóa đơn điện tử và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan;
+ Tiếp nhận và hỗ trợ sử dụng các phần mềm ứng dụng, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và chuyển đổi số công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành thuộc phạm vi quản lý;
+ Hỗ trợ kỹ thuật đối với các trang thiết bị công nghệ thông tin triển khai tại đơn vị; thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng trong phạm vi đơn vị; xử lý các sự cố liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin và báo cáo kịp thời với Thuế tỉnh, thành phố.
(12) Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện các quy định về công tác văn thư, lưu trữ, công tác bảo vệ bí mật nhà nước và công tác cải cách hành chính, công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại Thuế cơ sở.
+ Triển khai công tác đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế.
(13) Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra nội bộ, thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo thẩm quyền;
+ Phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; công tác tài chính, tài sản, ấn chỉ và các nhiệm vụ nội ngành khác.
(14) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Thuế tỉnh, thành phố.
Thuế cơ sở có vị trí và chức năng như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-CT năm 2025 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2025) quy định về vị trí và chức năng của Thuế cơ sở như sau:
- Thuế cơ sở là đơn vị thuộc Thuế tỉnh, thành phố, thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước trên địa bàn quản lý theo phân công, phân cấp của Trưởng Thuế tỉnh, thành phố và theo quy định của pháp luật.
- Thuế cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp mã cơ quan quản lý thu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Xem thêm
Từ khóa: Quyết định 1378/qđ-ct Trụ sở và địa bàn quản lý của Thuế Thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh an giang Thuế cơ sở Thuế tỉnh an giang Danh sách 11 trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh an giang
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;