Quy định mới về phụ cấp ưu đãi nghề hằng tháng đối với giáo viên theo đề xuất của Bộ GDĐT?
Quy định mới về phụ cấp ưu đãi nghề hằng tháng đối với giáo viên theo đề xuất của Bộ GDĐT? Hiện hành, quy định về mức phụ cấp thâm niên nhà giáo ra sao?
Quy định về phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhà giáo dự kiến áp dụng từ 2026 ra sao theo đề xuất của Bộ GDĐT?
Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương triển khai xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định) để đảm bảo có hiệu lực đồng bộ khi Luật Nhà giáo 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Dự thảo Nghị định | Tải về |
Theo đó, theo dự thảo Nghị định về tiền lương, chế độ phụ cấp, chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất một số quy định về tiền lương, chế độ phụ cấp, chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo, cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 8 dự thảo Nghị định về phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhà giáo như sau:
Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo các mức từ 25% đến 80%, cụ thể như sau:
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường trung cấp; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của cấp cơ sở; các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên;
- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường tiểu học; các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên ở các xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm trong đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo; giảng dạy môn chính trị trong các trường trung cấp;
- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non; giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường năng khiếu thể dục thể thao, trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; các trường tiểu học ở xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
- Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các trường mầm non thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
- Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường dự bị đại học; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật; các cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản này).
Trường hợp đang công tác tại trường giáo dưỡng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, nếu mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thấp hơn 70% thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm chênh lệch để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70%;
- Mức phụ cấp 80% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, dưới đây là Công thức tính mức tiền phụ cấp ưu đãi nghề hằng tháng
[1] Đối với nhà giáo được trả lương theo hệ số lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng được tính như sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng |
= |
Hệ số lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), cộng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) |
x |
Mức lương cơ bản |
x |
Mức phụ cấp ưu đãi |
[2] Đối với nhà giáo không được trả lương theo hệ số lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng được tính như sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng |
= |
Mức tiền lương được trả theo thỏa thuận |
x |
Mức phụ cấp ưu đãi |
Trong đó mức tiền lương được trả theo thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
[3] Trường hợp trong tháng có thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề (theo quy định tại khoản 4 Điều này) thì mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề chỉ được tính đối với thời gian còn lại của tháng, cụ thể như sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề trong tháng |
= |
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng/ 22 ngày (số ngày làm việc tiêu chuẩn trong 01 tháng) |
x |
Số ngày được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong tháng |
Trên đây là thông tin về "Quy định về phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhà giáo dự kiến áp dụng từ 2026 ra sao theo đề xuất của Bộ GDĐT?"
Quy định mới về phụ cấp ưu đãi nghề hằng tháng đối với giáo viên theo đề xuất của Bộ GDĐT? (Hình từ Internet)
Hiện hành, quy định về mức phụ cấp thâm niên nhà giáo ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau:
- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên |
= |
Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng |
x |
Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ |
x |
Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Luật Nhà giáo 2025, Luật số 73/2025/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày nào?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Nhà giáo 2025 quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Điều 41. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
2. Việc áp dụng Luật Nhà giáo đối với nhà giáo trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Luật Nhà giáo 2025, Luật số 73/2025/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026.
Lưu ý: Việc áp dụng Luật Nhà giáo đối với nhà giáo trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định.
Xem thêm
Từ khóa: Phụ cấp ưu đãi nghề Phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhà giáo Chính sách hỗ trợ Trung tâm giáo dục Mức phụ cấp Nhà giáo Hưởng phụ cấp
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;