Lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người từ 01/01/2026?
Lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người từ 01/01/2026? Các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 01/01/2026?
Lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người từ 01/01/2026?
Căn cứ Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2026) quy định về lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người cụ thể như sau:
Xe có gắn động cơ dưới 24 chỗ
- Xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép, xe ô tô tải VAN có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng, trừ loại quy định tại các mục 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025.
(1) Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống:
+ Từ 01/01/2026: 15%
+ Từ 01/01/2027: 18%
+ Từ 01/01/2028: 21%
+ Từ 01/01/2029: 24%
(2) Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3
+ Từ 01/01/2026: 20%
+ Từ 01/01/2027: 23%
+ Từ 01/01/2028: 26%
+ Từ 01/01/2029: 29%
(3) Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3
+ Từ 01/01/2026: 25%
+ Từ 01/01/2027: 28%
+ Từ 01/01/2028: 31%
+ Từ 01/01/2029: 34%
Trên đây là nội dung về "Lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người từ 01/01/2026?"
Lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người từ 01/01/2026? (Hình ảnh Internet)
Các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 01/01/2026?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025 quy định các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
- Hàng hóa bao gồm:
+ Thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá;
+ Rượu theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia;
+ Bia theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia;
+ Xe có gắn động cơ dưới 24 chỗ, bao gồm: xe ô tô chở người; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ; xe ô tô pick-up chở người; xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép; xe ô tô tải VAN có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3;
+ Máy bay, trực thăng, tàu lượn và du thuyền;
+ Xăng các loại;
+ Điều hoà nhiệt độ công suất trên 24.000 BTU đến 90.000 BTU trừ loại theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải bao gồm ô tô, toa xe lửa, máy bay, trực thăng, tàu, thuyền.
++ Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất bán hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hoà nhiệt độ hoàn chỉnh);
+ Bài lá;
+ Vàng mã, hàng mã, không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em và đồ dùng dạy học;
+ Nước giải khát theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100mL
Lưu ý: Hàng hóa được nêu trên là sản phẩm hoàn chỉnh, không bao gồm linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.
- Dịch vụ bao gồm:
+ Kinh doanh vũ trường;
+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
+ Kinh doanh đặt cược bao gồm đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật;
+ Kinh doanh gôn (golf);
+ Kinh doanh xổ số.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được xác định như thế nào từ 01/01/2026?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025 quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, tổ chức, cá nhân nhập khẩu bán ra.
Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại là doanh nghiệp có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu hoặc doanh nghiệp kinh doanh thương mại là doanh nghiệp có quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại mua trực tiếp của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là trị giá tính thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cộng với thuế nhập khẩu, cộng với các khoản thuế là thuế nhập khẩu bổ sung theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có). Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu bổ sung thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không bao gồm số thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu bổ sung được miễn, giảm;
- Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của tổ chức, cá nhân giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng;
- Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa tổ chức, cá nhân sản xuất và tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất.
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hóa cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán kèm theo dịch vụ cho thuê một phần hoặc bộ phận của hàng hóa đó thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương được bán tại thời điểm phát sinh;
- Đối với kinh doanh gôn là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi gôn bao gồm cả tiền phí chơi gôn, tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy), thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu khác liên quan đến chơi gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho tổ chức, cá nhân kinh doanh gôn;
- Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là doanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách và số tiền đổi trả cho khách không sử dụng hết (nếu có);
- Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt động kinh doanh trong vũ trường, kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm;
- Đối với kinh doanh xổ số, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Xem thêm
Từ khóa: Thuế tiêu thụ đặc biệt Lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải Xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người Lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô tải vừa chở hàng vừa chở người
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;