Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Một số quy định mà người lao động cần biết trước khi thử việc?
Cho tôi hỏi: Trong vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, người lao động làm việc theo HĐLĐ có các quyền và nghĩa vụ gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định? câu hỏi của chị H (Nha Trang).
Thử việc là gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có định nghĩa về thử việc.
Tuy nhiên thử việc được hiểu là một giai đoạn thời gian ngắn khi một người được tuyển dụng để làm việc tại một công ty hoặc tổ chức nhưng vẫn chưa được coi là nhân viên chính thức.
Theo đó, từ thời gian thử việc, người sử dụng lao động có thể đánh giá được năng lực và hiệu quả công việc, người lao động cũng biết xem mình có phù hợp với công việc, môi trường làm việc và các chế độ khác hay không từ đó đưa ra kết luận có làm việc chính thức hay không.
Một số quy định mà người lao động cần biết trước khi thử việc?
Không áp dụng thử việc với hợp đồng lao động dưới 01 tháng:
Theo khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Phải có hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc thử việc:
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”
Theo đó, công ty khi sử dụng lao động thử việc phải giao kết hợp đồng theo một trong hai hình thức sau:
- Giao kết hợp đồng thử việc.
Theo quy định hiện hành không bắt buộc hợp đồng thử việc phải lập thành văn bản, do đó các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc bằng hình thức khác như lời nói, tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên thì hợp đồng thử việc nên được lập thành văn bản.
- Giao kết hợp đồng lao động mà trong đó có nội dung về thử việc.
Đối với trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản. Công ty và người lao động mỗi bên giữ 01 bản (theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019).
Thời gian thử việc tối đa:
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc được quy định như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Mức lương tối thiểu trong thời gian thử việc mà người lao động có thể nhận được:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do người lao động và công ty cùng thỏa thuận, nhưng mức lương ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó, hay nói dễ hiểu là công ty phải trả mức lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc (Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động 2019).
Trong thời gian thử việc vẫn được nghỉ lễ và hưởng nguyên lương:
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo đó, quy định về ngày nghỉ lễ và hưởng nguyên lương áp dụng chung cho tất cả người lao động mà không phân biệt là lao động chính thức hay đang trong thời gian thử việc. Do đó, nhân viên thử việc vẫn sẽ được nghỉ lễ theo quy định nêu trên và được hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ này.
Thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì cả người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.
Việc hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thử việc tại công ty mới:
Các căn cứ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, nhưng lại có quy định trường hợp khi NLĐ “Có việc làm”. Tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, người lao động được coi là có việc làm nếu thuộc một trong 04 trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.
- Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm.
- Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà người lao động làm chủ.
- Tự thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định khi có thỏa thuận về việc làm thử, các bên có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.
Đồng thời, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì hợp đồng lao động này phải có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên do khoản 3 Điều 24 Bộ luật này yêu cầu không thử việc với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng. Như vậy, sẽ có 02 trường hợp:
Trường hợp 01: nếu người lao động đang thực hiện hợp đồng thử việc thì chưa được coi là đã có việc làm nên vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thử việc.
Trường hợp 02: trường hợp thử việc nhưng ký hợp đồng lao động thì người lao động sẽ được xác định là có việc làm, từ đó dẫn tới bị chấm dứt trợ cấp thất nghiệp.
Hủy bỏ thỏa thuận thử việc không cần phải báo trước:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Như vậy có thể hiểu, người lao động và người sử dụng lao động được quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động thử việc đạt yêu cầu:
Cụ thể tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất hiện nay?
Theo Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không quy định cụ thể về mẫu hợp đồng thử việc, tuy nhiên tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định hợp đồng thử việc sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Dưới đây là mẫu hợp đồng thử việc bạn có thể tham khảo:
Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất năm 2024: Tải về
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Aries là cung gì? Tính cách của cung Aries trong công việc? Định hướng nghề nghiệp cho cung Aries?
Mùng 1 quét ra, mùng 3 quét vào: Ý nghĩa hay phong tục trong ngày Tết? Người lao động thử việc khi nghỉ Tết có được hưởng nguyên lương hay không?
Ngày tảo mộ năm 2025 vào ngày nào là tốt nhất? Người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù hay không?
Ngày 25 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 25 tháng Chạp có được xem là ngày lễ chính thức theo pháp luật? Người lao động có được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 25 tháng Chạp không?