Khu tự trị là gì? Lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Khu tự trị là gì? Mức phạt tiền với hành vi lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Đăng bài: 09:25 24/02/2025

Khu tự trị là gì?

Khu tự trị là khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Nhà nước trung ương và được Nhà nước trung ương giao cho một số quyền hạn phù hợp với đặc điểm của vùng dân tộc.

Khu tự trị là một đơn vị hành chính đặc biệt trong một quốc gia, được thiết lập tại những khu vực có tập trung cao của một hoặc nhiều dân tộc thiểu số. Mục đích của khu tự trị là tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số duy trì và phát triển bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo riêng, đồng thời tham gia quản lý địa phương dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương.

Đặc điểm của khu tự trị

Khu tự trị có những đặc điểm chính sau:

- Vị trí địa lý: Nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia, khu tự trị là một phần không thể tách rời của quốc gia đó.

- Quyền hạn tự quản: Được nhà nước trung ương giao cho một số quyền hạn nhất định, phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội của vùng dân tộc. Những quyền này có thể bao gồm:

+ Thành lập cơ quan quản lý nhà nước địa phương: Khu tự trị có thể thiết lập các cơ quan hành chính riêng để quản lý các vấn đề nội bộ.

+ Lập ngân sách riêng: Có quyền tự chủ về tài chính, xây dựng và quản lý ngân sách phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương.

+ Quyền lập pháp địa phương: Có thể ban hành các quy định, điều lệ phù hợp với đặc thù văn hóa, xã hội của dân tộc trong khu vực, sau khi được cơ quan trung ương phê chuẩn.

+ Sử dụng ngôn ngữ và chữ viết riêng: Trong giáo dục, hành chính và tư pháp, khu tự trị có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ và chữ viết của dân tộc mình.

-  Phạm vi quyền hạn: Mức độ tự trị của mỗi khu vực có thể khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, chính trị và pháp lý của từng quốc gia.

- Giới hạn quyền lực: Mặc dù có quyền tự quản, khu tự trị không được phép thành lập quân đội riêng hoặc cơ quan ngoại giao độc lập với quốc gia.

>>Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có được tạm hoãn hay miễn gọi nhập ngũ không?

Khu tự trị là gì? Lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Khu tự trị là gì? Lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?(Hình từ Internet)

Trong quá khứ, Việt Nam từng có khu tự trị không? 

Trong lịch sử Việt Nam, khu tự trị đã từng được thiết lập để đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển vùng dân tộc thiểu số. Theo Hiến pháp 1959 (Văn bản hết hiệu lực ngày19/12/1980) có những quy định liên quan đến khu tự trị như sau: 

- Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp quy định ở trên.

- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu tự trị chiếu theo phạm vi quyền hạn tự trị do pháp luật quy định mà đặt kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá thích hợp với tình hình địa phương, quản lý tài chính, tổ chức các lực lượng dân quân tự vệ và công an của địa phương.

- Trong phạm vi quyền hạn tự trị, Hội đồng nhân dân các khu tự trị có thể chiếu theo những đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ở địa phương mà đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Tuy nhiên, đến ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính trong đó quy định như sau:

- Nay bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Những quy định trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về cấp khu tự trị đều bãi bỏ.

Như vậy, Việt Nam từng có khu tự trị, nhưng đến năm 1975, hệ thống khu tự trị bị bãi bỏ để thống nhất mô hình hành chính.

Lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm c khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động hoặc đã đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động nhưng chưa được chấp thuận;
e) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
i) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản khi không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu hoặc chấp thuận;
k) Đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại nước ngoài.
...

Như vậy, khi doanh nghiệp dịch vụ có hành vi lừa gạt người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở lại trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng.

>>Khu vực nào là khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?

3279 Đinh Thị Trâm Anh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...