Happy Easter là gì? Happy Easter 2025 rơi vào ngày nào?

Happy Easter là gì? Happy Easter 2025 rơi vào ngày nào? Theo quy định, Easter Day có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?

Đăng bài: 18:15 20/04/2025

Happy Easter là gì? Happy Easter 2025 rơi vào ngày nào?

Happy Easter là lời chúc phổ biến trong ngày Lễ Phục Sinh (Easter Day), một ngày lễ quan trọng của người theo Thiên Chúa giáo. Lễ này tưởng niệm sự kiện Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Đây là dịp để các tín đồ thể hiện niềm tin và sự hy vọng, thường được tổ chức với các nghi thức tôn giáo, cùng các biểu tượng như trứng phục sinh, thỏ phục sinh, và hoa huệ tây.

Nguồn gốc và ý nghĩa

Lễ Phục Sinh kỷ niệm sự kiện Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, đánh dấu chiến thắng của sự sống trên cái chết. Đây là biểu tượng của niềm hy vọng, sự phục sinh và lòng tin vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Ngày lễ này được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn của mùa xuân, thường rơi vào khoảng giữa tháng 3 và tháng 4.

Happy Easter 2025 sẽ rơi vào ngày Chủ nhật, 20 tháng 4 năm 2025.

Lưu ý: Thông tin về "Happy Easter là gì? Happy Easter 2025 rơi vào ngày nào?" chỉ mang tính tham khảo!

Happy Easter là gì? Happy Easter 2025 rơi vào ngày nào?

Happy Easter là gì? Happy Easter 2025 rơi vào ngày nào? (Hình từ Internet)

Theo quy định, Easter Day có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

[1] Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

[2] Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

[3] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

[4] Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

[5] Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

[6] Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

[7] Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, từ quy định nêu trên thì Easter day hay còn gọi là ngày Lễ Phục Sinh không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam.

Người lao động được nghỉ hằng năm bao nhiêu ngày theo quy định?

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau;

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo đó, từ quy định nêu trên thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

[1] 12 ngày làm việc: đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

[2] 14 ngày làm việc: đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

[3] 16 ngày làm việc: đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Lưu ý: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).

7 Phạm Lê Trung Hiếu

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...